Tin mới

10 sinh vật “bất tử” trên trái đất

Thứ tư, 26/11/2014, 19:00 (GMT+7)

Dưới đây là danh sách 10 sinh vật có thể chịu được những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt mà con người không thể tưởng tượng được. Chúng được mệnh danh là những sinh vật "bất tử" trên đất.

Dưới đây là danh sách 10 sinh vật có thể chịu được những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt mà con người không thể tưởng tượng được. Chúng được mệnh danh là những sinh vật "bất tử" trên đất.

 

10. Nhện nhảy Himalaya


Một con ngỗng châu Á từng được nhìn thấy bay ở độ cao 6.437 mét, trong khi khu dân cư sống cao nhất thế giới là La Rinconada ở Peru. Mọi người tại đó sống ở độ cao 5.100 mét so với mực nước biển. Nhưng kỷ lục dành cho những cư dân thường trú cao nhất thế giới thuộc về nhện nhảy Himalaya.

Sống tại độ cao 6.700 mét, những con nhện nhảy Himalaya (euphrys omnisuperstes, nghĩa là “đứng trên tất cả mọi thứ”) sống dựa vào những côn trùn nhỏ bị gió thổi tới. Nó có thể tồn tại mà chỉ cần rất ít oxy.

9. Chuột kangaroo khổng lồ


Nói tới những loài vật có thể tồn tại lâu nhất mà không cần uống nước, chúng ta thường nghĩ tới con lạc đà đầu tiên. Nhưng lạc đà chỉ sống được 15 ngày trên sa mạc mà không có nước (không có hoàn toàn, kể cả nước được tích trữ trong bướu). Trong khi đó, có một loại vật có thể sống cả đời mà không cần một giọt nước nào!

Chuột kangaroo không lồ có họ với hải ly và có tuổi thọ từ 3-5 năm. Chúng có được độ ẩm cần thiết từ nguồn thức ăn, chủ yếu là các loại hạt. Chúng không đổ mồ hôi vì thế sẽ không bị mất nước trong cơ thể. Loại vật này sống tại thung lũng Chết của Mỹ và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

8. Những con đỉa biển paralvinella sulfincola


Nước dẫn nhiệt tới cơ thể hiệu quả hơn, nhiệt độ 500 C tại vùng biển sâu nguy hiểm hơn so với cùng nhiệt độ ở bên ngoài môi trường nước. Bởi vậy, các loài vi khuẩn phát triển dưới vùng nước quá nóng thường có cuộc sống đa bào.

Tuy nhiên, một con đỉa biển tên paralvinella sulfincola thích sống ở những nơi có nhiệt độ nóng bỏng. Các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc thí nghiệm trên những con đỉa bằng cách đun nóng không đều bên ngoài một bể cá và phát hiện ra loài sinh vật này chọn vị trí có nhiệt độ từ 45-55 độ C. Các nhà khoa học tin rằng những con đỉa thích vùng có nhiệt độ nóng hơn để thưởng thức bữa yến tiệc vi khuẩn mà không loài sinh vật nào có thể lấy được. Hãy tưởng tượng như có một khu vực toàn thịt xông khói dành cho riêng bạn!

7. Cá mập Greenland


Cá mập Greenland là một trong những loài cá mập lớn nhất từng được nghiên cứu trên thế giới. Mặc dù chúng di chuyển chậm đến nỗi một tay bơi nghiệp dư cũng có thể vượt mặt, chúng vẫn rất hiếm khi bị bắt gặp kể từ khi người ta biết chúng sống tại vùng nước sâu 1.200 mét.

Chúng là những con cá mập sống ở vùng nước lạnh nhất thế giới, thích ở vùng nước có nhiệt độ từ 1-12 độ C. Vì sống ở vùng nước lạnh như vậy, những con cá mập này phải di chuyển chậm để giữ nhiệt và có biệt danh “cá mập ngủ”. Nói đến thực phẩm, chúng không hề kén chọn. Chúng ăn bất cứ thứ gì bắt được. Có một huyền thoại rất phổ biến là những con cá mập này có thể sống tới 200 năm nhưng cho đến khi nghiên cứu sâu hơn được tiến hành thì đây vẫn chỉ là một huyền thoại.

6. Giun ma quỷ


Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học nghĩ rằng chỉ có các sinh vật đơn bào mới có thể tồn tại ở độ sâu rất lớn. Lý thuyết được đưa ra là bởi áp lực, thiếu oxy và nhiệt độ khắc nghiệt khiến các sinh vật đa bào không thể tồn tại ở độ sâu vài dặm so với bề mặt trái đất. Sau đó họ đã tìm thấy những con giun cực nhỏ ở độ sâu hàng nghìn mét dưới đất.

Halicephalobus mephisto, được đặt tên theo một con quỷ trong chuyện dân gian Đức, được tìm thấy trong các mẫu nước ở độ sâu 2,2 dặm (hơn 3,5 km) tại một hang động ở Nam Phi. Chúng tồn tại ở nhiệt độ vô cùng khắc nghiệt, như trường hợp của những con giun đũa sống sót trong thảm họa tàu con thoi Columbia. Việc phát hiện ra những con giun ma quỷ có thể mở rộng việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa và những nơi khác trong thiên hà bao gồm cả những môi trường ở dưới bề mặt hành tinh.

5. Ếch


Một số loài ếch đã được cho đóng băng và quan sát trong suốt mùa đông nhưng chúng vẫn còn sống cho đến khi mùa xuân tới. Chỉ riêng Bắc Mỹ đã có tới 5 loài ếch như vậy, phổ biến nhất là loài ếch gỗ. Những con ếch gỗ không phải là loài đào đất giỏi vì thế chúng chỉ ẩn náu dưới những chiếc lá khi mùa đông tới và đóng băng cùng với mọi thứ xung quanh.

Chúng có một khả năng chống đóng băng tự nhiên bên trong cơ thể - mặc dù trái tim chúng ngừng đập nhưng thực ra đó chỉ là một dạng ngủ đông.

Nồng độ glucose cao ở trong gan của loài ếch đóng vai trò rất lớn trong kỹ thuật tồn tại kỳ diệu này. Còn gì tuyệt vời hơn khi những con ếch có thể tại ra khả năng làm tan băng trong tự nhiên hoặc bên trong những phòng thí nghiệm để khoe sức mạnh siêu nhiên của mình với các nhà khoa học.

4. Các vi khuẩn biển sâu


Chúng ta đều biết rằng nơi sâu nhất của đại dương trên thế giới là rãnh Mariana – sâu khoảng 10,9 km. Nơi này có áp lực khắc nghiệt, gấp khoảng 1.100 lần so với áp suất mực nước biển. Vài năm trước, các nhà khoa học đã tìm thấy những con amip khổng lồ ở sâu dưới rãnh này nhờ vào sự giúp đỡ của những camera có độ phân giải cao bọc những quả cầu thủy tinh để chịu được áp lực. Nhưng có thể có nhiều sự sống hơn nữa ở dưới đó.

Một đoàn thám hiểm đã phát hiện ra dưới rãnh có rất nhiều vi khuẩn. Ddieeufe đáng ngạc nhiên là mặc dù có độ sâu cực lớn, áp lực khắc nghiệt nhưng các sinh vật sống dưới đó lại hoạt động rất hiệu quả.

3. Bdelloid


Những con bdelloid rotifer là loài động vật không xương sống, toàn giới tính nữ và được tìm thấy trong nước ngọt. Kể từ khi được phát hiện ra, người ta không hề tìm thấy một cá thể đực nào.

Bdelloid sinh sản vô tính và điều này có hại cho DNA của chúng. Và cách tốt hơn để chống lại điều này là ăn các DNA của những dạng sinh vật sống khác?

Nhờ DNA đánh cắp được, những con bdelloid phát triển một khả năng đáng kinh ngạc để chịu được sự mất nước khắc nghiệt. Nhờ khả năng này mà chúng có thể tồn tại ở mức độ bức xạ đủ để giết hầu hết loài động vật. Các nhà khoa học tin rằng DNA của loài sinh vật này đã thay đổi so với ban đầu để tồn tại ở những nơi có nhiệt độ cực khô.

2. Con gián


Có một truyền thuyết phổ biến là trong một sự kiện chiến tranh hạt nhân, những con gián sẽ là loài sinh vật tồn tại sau cùng trên trái đất. Chúng có thể tồn tại trong nhiều tuần mà không cần ăn, uống và thậm chí, chúng có thể sống sót nhiều tuần mà không có đầu. Chúng đã từng xuất hiện trên mặt đất trong vòng 300 triệu năm, thậm chí còn lâu hơn cả loài khủng long.

1. Gấu nước


Một loài động vật dưới nước nhỏ tên gấu nước có thể sẽ là sinh vật dẻo dai nhất trên bề mặt trái đất. Bằng cách rất dễ thương và có vỏ bọc trông như một khẩu pháo, loài vật này có thể tồn tại ở bất kỳ nơi nào, dù là nơi nóng nhất hay lạnh nhất, áp suất cao hay nhiều tia bức xạ. Bạn thậm chí còn có thể quẳng chúng vào không gian mà vẫn thấy chúng còn sống.

Loài sinh vật này có thể tồn tại ở những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt bằng cách rơi vào trạng thái mất nước. Và nhờ thế, chúng có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ. Chỉ cần thả vào nước, chúng có thể hồi sinh.

Bảo Linh (tin tức toptenz)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news