1. Tục bó chân
Ở Trung Quốc cổ đại, đôi chân nhỏ nhắn của phụ nữ được coi là đẹp nên đã xuất hiện khái niệm thẩm mỹ kỳ dị là "gót sen 3 tấc". Kết quả, phụ nữ Trung Quốc cổ đại phải chịu đựng rất nhiều đau khổ khi bó chân.
Theo ghi chép, "gót sen 3 tấc" xuất hiện lần đầu tiên vào thời nhà Tống. Bàn chân lớn hơn 4 tấc gọi là "chân sắt", đúng 4 tấc là "chân bạc", còn 3 tấc là "chân vàng". Chân sau khi bó cần phải cong. Người ta nói rằng thời cổ đại còn có cuộc thi chân nhỏ. Vào ngày 6/6 Âm lịch, phụ nữ sẽ trưng đôi bàn chân nhỏ của mình và sẽ được vinh danh.
Vào cuối thời nhà Thanh, phụ nữ nước ngoài từng cười nhạo bàn chân bó của phụ nữ Trung Quốc trước mặt Từ Hi và hỏi: "Tại sao phụ nữ Trung Quốc lại có bàn chân nhỏ xấu và bốc mùi như thế?".
Từ Hi trả lời: "Phụ nữ phương Tây thích đeo những thứ trên người để ép eo, muốn làm cho vòng eo trở nên thon gọn hơn, liệu việc này có khó chịu không?".
2. Tục bó eo
Ở châu Âu thế kỷ 19, phụ nữ muốn có vòng eo thon. Ngay từ nhỏ họ đã mặt một loại nội y có khung làm từ gỗ, xương cá voi và thanh kim loại để ép eo. Loại nội y này bị các nhà phê bình lúc bấy giờ chế giễu: Ép vòng eo vào lồng xương cá, ép ngực thành bánh, không lâu sau hơi thở cũng có mùi, rất dễ mắc bệnh phổi. Vì vậy, việc ép eo của phụ nữ phương Tây cũng là một cách hủy hoại sức khỏe, so với tục bó chân của Trung Quốc cũng tệ ngang nhau.
Từ việc bó chân của phụ nữ Trung Quốc, bó eo của phụ nữ phương Tây cho thấy 2 nền văn hóa Đông Tây có điểm tương đồng. Tục bó chân bị cấm từ thời nhà Thanh, còn việc ép eo giảm đi sau năm 1910. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, xu hướng mặc áo corset để có vòng eo con kiến vẫn được nhiều phụ nữ theo đuổi.
Như trong ảnh này, cô gái mơ ước trở thành một nhân vật hoạt hình với eo thon, mông to, ngực lớn, mắt to. Do đó, cô đã cắt bỏ 6 xương sườn, tiến hành 4 ca phẫu thuật nâng ngực và một ca phẫu thuật nâng mông theo phong cách Brazil, phẫu thuật tạo hình môi. Hiện tại, vòng eo của cô đã đạt đến kích thước không tưởng là 40cm, vòng một là 76cm.
3. Phụ nữ hươu cao cổ
Việc ép eo và bó chân là cách biểu hiện vẻ đẹp "méo mó". Trên thế giới còn có một bộ tộc làm đẹp bằng việc kéo dài cổ. Đó là bộ tộc Kayan ở Thái Lan và Myanmar.
Phụ nữ Kayan đeo vòng đồng từ khi còn nhỏ, số lượng vòng đồng sẽ tăng lên theo thời gian, chèn ép lên ngực, thay thế xương bả vai, kéo cho cổ của họ dài ra.
Nguồn gốc phong tục của phụ nữ Kayan có chút bí ẩn. Một số người tin rằng đây là cách giảm bớt sự hấp dẫn của nữ giới đối với những tay buôn nô lệ. Một số lại cho rằng đây là cách bảo vệ cổ khỏi sự tấn công của những con hổ. Tuy nhiên, cách giải thích phổ biến nhất là: cổ dài được coi là dấu hiệu của vẻ đẹp.
Vào những năm 1930, khi rạp xiếc và các buổi biểu diễn tạp kỹ rất phổ biến ở Anh, phụ nữ Kayan được mệnh danh là "hươu cao cổ", xuất hiện ở các áp phích quảng cáo khiến người xem tò mò. Ngày nay, ở một số nơi của Thái Lan, tục đeo vòng cổ vẫn được khuyến khích, nguyên nhân là du khách phương Tây sẵn sàng trả rất nhiều tiền để được nhìn thấy hình dáng thực sự của những "phụ nữ hươu cao cổ".