Trump được đề cử giải Nobel Hòa bình vì đóng vai trò thúc đẩy hòa bình Trung Đông. Ảnh: ANA
Christian Tybring-Gjedde, thành viên Đảng Tiến bộ Na Uy đã đề cử Tổng thống Donald Trump cho giải Nobel Hòa bình 2021 vì vai trò của ông trong thỏa thuận mang tính bước ngoặt giữa Israel và UAE. "Vì công lao của ông ấy (Trump), tôi nghĩ ông đã cố tạo ra hòa bình giữa các quốc gia hơn hầu hết những người được đề cử giải Nobel Hòa bình khác", Christian Tybring-Gjedde nói.
Đây là lần thứ hai Tybring-Gjedde đề cử Trump. Năm 2016, ông cùng một nhà lập pháp Na Uy khác cũng đề cử Tổng thống Mỹ vì đã làm giảm căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Về phần minh, Trump nhiều lần bày tỏ mong muốn đạt được danh hiệu Nobel Hòa bình.
Theo dự kiến, giải Nobel Hòa bình năm nay sẽ được công bố vào ngày 9/10. Nếu Trump thắng giải thì ông sẽ trở thành tổng thống Mỹ thứ 5 trong lịch sử dành được giải thưởng danh giá này.
Dưới đây là 4 tổng thống Mỹ từng được trao giải Nobel Hòa bình.
Theodore Roosevelt (1906)
Roosevelt, tổng thống thứ 26 của Mỹ (nắm quyền từ 1901-1909) không những là tổng thống Mỹ đầu tiên mà còn là chính khách đầu tiên trên thế giới giành dược vinh dự này, 5 năm sau khi giải Nobel Hòa bình được tổ chức vào năm 1901.
Là một nhà sử học, nhà viết tiểu sử, chính khách, thợ săn và nhà tự nhiên học, Roosevelt được trao giải vì đã đàm phán hòa bình giữa Nga và Nhật Bản sau Chiến tranh Nga - Nhật năm 1904-1905. Roosevelt cũng được ca ngợi vì những nỗ lực giải quyết tranh chấp giữa Mỹ và Mexico thông qua trọng tài. Tạo tiền đề để sử dụng tòa trọng tài như một phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Tại quê nhà, Roosevelt đã đưa ra các Chính sách cải cách kinh tế và xã hội triệt để, được biết đến là "người đáng tin" trong việc phá bỏ độc quyền.
Tuy nhiên, các nhà phê bình đã chỉ trích Roosevelt nuôi dưỡng tham vọng đế quốc của Mỹ, chẳng hạn như việc hoàn thành sự thống trị của Mỹ với Philippines. Ông cũng là người phản đối nỗ lực của Woodrow Wilson (tổng thống thứ 28 của Mỹ) khi hướng tới đưa Mỹ trở thành thành viên của Liên đoàn các Quốc gia.
>> Xem thêm: Donald Trump bác tin đồn gặp vấn đề sức khỏe, bị đột quỵ nhẹ trong lần khám đột xuất
Woodrow Wilson (1919)
Woodrow Wilson (nhiệm kỳ từ 1913-1921) được trao giải Nobel Hòa bình vì các nỗ lực trong việc chấm dứt Chiến tranh thế giới I. Ông cũng là kiến trúc sư chủ chốt của Liên đoàn các quốc gia. Mặc dù liên đoàn đã ngừng hoạt động trong vài năm nhưng đây được coi là kết hoạch chi tiết cho Liên hợp quốc sau Thế chiến II.
Tại quên nhà, Wilson đã cho giảm thuế nhập khẩu, thành lập ngân hàng trung ương Mỹ và cơ quan giám sát kinh doanh quốc gia, củng cố luật lao động và chống độc quyền. Trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, Mỹ đã thông qua bản sửa đổi hiến pháp thứ 19, cho phép phụ nữ có quyền bầu cử.
Tuy nhiên, bất chấp nhiều thành tựu, Wilson vẫn có quan điểm phân biệt chủng tộc cao. Chính quyền của ông được cho là đã đẩy lùi sự tiến bộ của người Mỹ gốc Phi trong nhiều thập kỷ bằng cách sử dụng chiến thuật như tách biệt dịch vụ dân sự của đất nước, các chức hoặc thuyên chuyển các quan chức da đen.
Từ trái qua phải: Jimmy Carter, Barack Obama, Woodrow Wilson và Theodore Roosevelt là những tổng thống Mỹ từng dành giải Nobel Hòa bình. Ảnh: indianexpress
Jimmy Carter (2002)
Tổng thống thứ 39 của Mỹ được trao giải Nobel Hòa bình vì "nhiều thập kỷ nỗ lực không ngừng để tìm ra các giải pháp hòa bình cho xung đột quốc tế, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội".
Trong suốt nhiệm kỳ của mình (1977-1981), ông Carter đã được ca ngợi khi đóng vai trò trong một hiệp định hòa bình giữa Israel và Ai CẬp. Những năm cuối nhiệm kỳ, ông có nhiều thất bại và sai lầm, chẳng hạn như các thất bại trong chính sách đối ngoại, cuộc xung đột với Iran và cuộc xâm lược Afghanistan. Đỉnh điểm là việc ông thất bại trong cuộc tái bầu cử trước đối thủ Ronald Reagan năm 1980.
Sau nhiệm kỳ của mình, Carter theo đuổi các nỗ lực hòa giải và hòa bình một cách độc lập. Ông sáng lập Trung tâm Carter, một tổ chức phi lợi nhuận chủ yếu hoạt động để thúc đẩy nhân quyền.
>> Xem thêm: Tổng thống Trump đang giấu báo cáo động trời về đại dịch Covid-19
Barack Obama (2009)
Tổng thống thứ 44 của Mũ (2009-2017) đã được trao giải Nobel Hòa bình “vì những nỗ lực phi thường của ông trong việc tăng cường ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc”. Một trong những thành tựu của Obama là việc ông thúc đẩy không phổ biến vũ khí hạt nhân và mang lại một “bầu không khí mới” trong quan hệ quốc tế.
Obama được trao giải chưa đầy 8 tháng sau khi ông tuyên thệ nhậm chức, và nhiều người, kể cả những người ủng hộ Obama, đã chỉ trích quyết định của ủy ban Nobel. Geir Lundestad, cựu thư ký Nobel, sau đó đã bày tỏ sự tiếc nuối về sự lựa chọn này.
Obama đã tặng toàn bộ số tiền thưởng - 10 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 1,4 triệu USD) cho tổ chức Từ thiện.
Ngoài bốn Tổng thống Mỹ, một Phó Tổng thống là Al Gore (1993-2001) cũng đã được trao giải Nobel Hòa bình. Ông nhận giải chung năm 2007 cùng với Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) vì những nỗ lực chung của họ “ để xây dựng và phổ biến kiến thức sâu rộng hơn về biến đổi khí hậu do con người tạo ra, đặt nền tảng cho các biện pháp cần thiết để chống lại sự thay đổi đó".