Tin mới

4 lí do bạn thất bại khi phỏng vấn nhóm

Thứ tư, 31/05/2023, 14:16 (GMT+7)

Thiếu kinh nghiệm trong những cuộc phỏng vấn nhóm khiến bạn dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, khó phát huy tối đa năng lực khi cạnh tranh với nhiều người cùng lúc. Do đó bạn không thể nhanh chóng phác thảo cho mình một chiến thuật đơn giản và hiệu quả. Đây cũng là chướng ngại vật ngăn cản bạn thể hiện mình một cách tự tin và thoải mái trước nhà tuyển dụng.

Cùng tìm hiểu lí do khiến bạn thất bại khi tham gia phỏng vấn nhóm để chuẩn bị và có chiến thuật tốt nhất trong lần tới nhé.

Bị động và mất tập trung

Lý do đầu tiên khiến bạn mất rất nhiều lợi thế để cạnh tranh với các ứng viên khác khi phỏng vấn nhớm cho các công việc ở Đà Nẵng, TPHCM hay Hà Nội, đó là bị động và mất tập trung. Bạn chỉ thể hiện bản thân khi đến lượt nói của mình, còn lại hoàn toàn không chú ý gì nhiều khi các ứng viên khác đang trình bày hoặc lúc nhà tuyển dụng đưa ra các thông tin về vị trí công việc.

4 lí do bạn thất bại khi phỏng vấn nhóm - Ảnh 1
 

Với một tâm thế như vậy khi đến tham gia phỏng vấn nhóm, bạn gần như đang “chìa ra” cho nhà nhà tuyển dụng thấy một thái độ thiếu nghiêm túc của mình. Phần lớn thời lượng buổi phỏng vấn, ứng viên sẽ lắng nghe nhau nhiều hơn là trình bày. Vì thế bạn cần phải tận dụng khoảng thời gian trống này để ghi chú các từ khóa từ phần trình bày của các ứng viên, thông tin quan trọng về công việc từ nhà tuyển dụng. Đây là lợi thế giúp bạn tập trung hơn khi lắng nghe, tự tin trước mỗi lần trình bày và quan trọng nhất là có đầy đủ các dữ kiện để tham gia thảo luận, góp ý kiến một cách chủ động.

Cố gắng trở thành người nổi bật nhất

Là một cuộc phỏng vấn tập thể để tìm ra ứng viên sáng giá nhất, thật dễ hiểu nếu bạn muốn cố gắng để trở thành người nổi bật nhất. Tuy nhiên, điều này vô tình trở thành một áp lực rất lớn khiến ứng viên rơi vào trạng thái căng thẳng và phải “gồng mình” tìm mọi cách để gây chú ý trong mắt người tuyển dụng.

Nói quá nhiều, dông dài khi đến lượt, ngắt lời người khác hoặc thể hiện quan điểm cực đoan,… là một số biểu hiện thường gặp ở những ứng viên bị áp lực muốn nổi bật. Điều này không những khiến bạn bị mất điểm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý khi phỏng vấn, khiến chất lượng các câu trả lời không được đảm bảo. Lưu ý rằng, mục đích chính của buổi phỏng vấn nhóm là tìm ra người phù hợp nhất chứ không phải là người nổi bật nhất. Vì vậy sẽ hiệu quả hơn nếu biết cân bằng, đồng thời khai thác vào những điểm tương đồng giữa kỹ năng và kinh nghiệm hiện tại với vị trí công việc.

4 lí do bạn thất bại khi phỏng vấn nhóm - Ảnh 2
 

Không xây dựng được quan điểm

Hầu hết các buổi phỏng vấn nhóm sẽ đánh giá ứng viên thông qua những câu hỏi tình huống về doanh nghiệp cũng như vị trí công việc. Bộ câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận góc nhìn về tư duy và kỹ năng đưa ra quyết định của ứng viên trong từng tình huống cụ thể. Sẽ rất khó để bạn có thể trở thành ứng viên phù hợp nếu không biết cách xây dựng quan điểm trong suốt các câu hỏi. 

Khi tập trung quá nhiều vào tính đúng sai và lý thuyết, bạn không có một lối tư duy nhất quán khi được hỏi. Đây là biểu hiện của thiếu bản lĩnh trong tình huống chịu áp lực cao. Để hạn chế điều này, hãy tuân theo hướng tiếp cận câu hỏi bằng cách lần lượt chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy vấn đề hiện tại là gì, nguyên nhân và hướng giải quyết và các cách thức đo lường hiệu quả sau khi giải quyết vấn đề đó.

4 lí do bạn thất bại khi phỏng vấn nhóm - Ảnh 3
 

Thiếu gắn kết giữa các thành viên khác

Một trong những điều tai hại nhất khi tham gia phỏng vấn nhóm đó là ứng viên hạn chế tương tác hoặc hỗ trợ các thành viên khác. Không ít người cho rằng bạn sẽ dễ dàng bị lu mờ trong mắt nhà tuyển dụng nếu nhắc đến tên ứng viên khác trong phần trình bày của mình hoặc gắn kết trong lúc họ trả lời câu hỏi. Thế nhưng, khá nhiều khảo sát đã chỉ ra điều ngược lại khi cho thấy nhà tuyển dụng sẽ có thiện cảm với ứng viên biết cách giao tiếp, tích cực tương tác với các thành viên còn lại dù đây là buổi phỏng vấn nhóm với tỉ lệ cạnh tranh cao. 

Thay vì tìm cách để phản bác hoặc cố tình lấn lướt, bạn nên biết cách nhắc đến các ứng viên khác như một cách dẫn dắt khi trình bày phần của mình. Ví dụ: “Em đồng ý với anh A về vấn đề này, đồng thời muốn bổ sung thêm một vài ý như sau để toàn diện hơn…”, hoặc “Từ phần trình bày chị B, em cũng có một số ý sau để mọi người cùng nhau thảo luận…”. Đây rõ ràng là một chiến thuật hiệu quả hơn nhiều so với việc quyết định trở nên lạc lõng và không gắn kết với bất kỳ thành viên nào trong buổi phỏng vấn.

Phỏng vấn nhóm cũng là một cách để nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên có khả năng phối hợp để xây dựng một đội ngũ vững mạnh, biết cách gắn kết và kết nối. Do đó khi tham gia phỏng vấn bạn nên lưu ý tránh mắc phải 4 điều trên đây để tăng thêm cơ hội cho mình nhé.   

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news