Tin mới

5 cách đơn giản để kiểm soát bệnh tiểu đường trong mùa hè oi bức

Thứ ba, 30/05/2023, 16:47 (GMT+7)

Vào mùa hè, chế độ ăn uống thay đổi sẽ khiến người mắc bệnh tiểu đường có nhiều nguy cơ tăng lượng đường trong máu cao hơn do không kiểm soát được.

Tại sao cần kiểm soát bệnh tiểu đường trong mùa hè?​

Theo Indiatimes, những người mắc bệnh tiểu đường cần cảnh giác với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là trong mùa hè do thời tiết nóng bức kéo dài. Người mắc bệnh tiểu đường cần quản lý chế độ ăn uống nghiêm ngặt hơn trong mùa hè vì khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể có nhu cầu "nạp" những loại đồ uống, giải khát mà thành phần có nhiều đường hoặc các chất gây hại cho người bị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường cần được kiểm soát trong mùa hè. Ảnh: Indiatimes.
Bệnh tiểu đường cần được kiểm soát trong mùa hè. Ảnh: Indiatimes.

Tiến sĩ Ashok Kumar Jhingan, Giám đốc cấp cao - Trung tâm về Bệnh tiểu đường, Tuyến giáp, Béo phì & Nội tiết, Bệnh viện Chuyên khoa BLK-Max Super, Delhi, Ấn Độ cho biết, thói quen và lối sống lành mạnh là chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường. Trong những ngày hè, chế độ sinh hoạt hàng ngày của một người có thể thay đổi hoàn toàn. Điều này có thể dẫn đến việc mọi người không duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với bệnh tiểu đường hoặc không kiểm tra lượng đường trong máu kịp thời.

Vào mùa hè, đặc biệt là khi có đợt nắng nóng, những người mắc bệnh tiểu đường cũng dễ bị mất nước, đặc biệt nếu họ có lượng đường trong máu cao, không kiểm soát được. 

“Trong cái nóng oi bức của mùa, điều đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường là phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu và cố gắng giữ chúng trong phạm vi mục tiêu cụ thể (thường là 70 – 180 mg/dl) trong những ngày này. Bạn có thể thực hiện dễ dàng bằng cách mua máy theo dõi đường huyết liên tục (Continuous Glucose Monitor – CGM)", Tiến sĩ Jhingan nói.

Dưới đây là 5 bước đơn giản để kiểm soát bệnh tiểu đường trong mùa hè oi bức mà người bệnh nên tham khảo:

Ảnh: Indiatimes.
Ảnh: Indiatimes.

1. Uống nhiều nước

Nắng nóng và việc lao động ở ngoài trời khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước thường xuyên. Để tránh điều này, hãy uống nhiều nước lọc, các loại nước ép trái cây tươi và đồ uống không chứa caffein, ngay cả khi bạn không quá khát. Bạn cũng có thể uống nước dừa, nước chanh không đường, lassi  bơ (một loại đồ uống được ưa chuộng vào mùa hè ở Ấn Độ), v.v., đồng thời tránh uống rượu và caffein.

Ảnh: Indiatimes.
Ảnh: Indiatimes.

2. Tránh làm việc dưới ánh nắng gay gắt

Theo Tiến sĩ Jhingan, vào mùa hè, xu hướng đi dã ngoại, đạp xe đạp trong công viên cùng bạn bè, gia đình. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, những hoạt động trên có thể dẫn đến nguy cơ kiệt sức nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, người bệnh ở dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Các dấu hiệu cần chú ý như: Chóng mặt, đổ mồ hôi, chuột rút cơ, ngất xỉu, nhức đầu, nhịp tim tăng và buồn nôn. Nếu có những triệu chứng này, hãy đưa người bệnh di chuyển đến nơi mát mẻ hơn hoặc ngâm trong bồn nước mát.

Ảnh: Indiatimes.
Ảnh: Indiatimes.

3. Theo dõi mức đường huyết của bạn

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc theo dõi lượng đường trong máu là rất quan trọng, đặc biệt là trong trường hợp có bất kỳ thay đổi lối sống nào khiến các chỉ số này dao động. Hãy sắm thiết bị CGM FreeStyle Libre để thường xuyên kiểm tra tình trạng của bản thân. 

Ảnh: Indiatimes.
Ảnh: Indiatimes.

4. Lên kế hoạch tập thể dục của bạn một cách thông minh​

Việc tập thể dục vẫn rất quan trọng giúp người bệnh kiểm soát bệnh tiểu đường. Bạn có thể tập thể dục ngoài trời vào sáng sớm hoặc tối muộn nhưng hãy cố gắng tập thể dục trong nhà hoặc tập yoga tại nhà nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao.

Ảnh: Indiatimes.
Ảnh: Indiatimes.

5. Ăn uống đúng cách

Tiến sĩ Jhingan cho biết những người mắc bệnh tiểu đường phải hết sức cẩn thận để duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh phù hợp với bệnh tiểu đường và tránh bị cám dỗ bởi đồ ăn bởi chúng có thể làm rối loạn lượng đường trong máu của họ.

Ảnh: Indiatimes.
Ảnh: Indiatimes.
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
  • Bệnh zona có lây không?