Tin mới

5 đại dịch kinh hoàng nhất từng ám ảnh thế giới trong quá khứ

Thứ hai, 06/07/2020, 09:00 (GMT+7)

Trong khi nhiều đại dịch đã xóa sổ những vùng dân cư trên thế giới thì các sáng kiến về y tế công cộng và y học đã giúp điều trị nhiều căn bệnh khác.

Khi nền văn minh nhân loại phát triển, bệnh dịch cũng vậy. Loài người và động vật sống gần nhau, tình trạng vệ sinh và dinh dưỡng kém đã tạo điều kiện cho dịch bệnh sản sinh. Và những tuyến giao thương nước ngoài mới khiến những căn bệnh mới lây lan xa và rộng hơn, tạo ra những đại dịch toàn cầu đầu tiên.

Dưới đây là 5 đại dịch kinh hoàng nhất tàn phá thế giới và cách mà các đại dịch chấm dứt.

1. Dịch hạch Justinian - Không còn ai để chết

Vi khuẩn Yersinia Pestis gây bệnh dịch hạch dưới kính hiển vi. Ảnh: Getty

3 trong số các đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người do một loại vi khuẩn gây ra, chính là Yersinia pestis gây bệnh dịch hạch. Bệnh dịch hạch Justinian đến Constantinople, thủ đô Đế quốc Byzantine vào năm 541 sau Công nguyên. Nó được mang từ Ai Cập đến bờ biển Địa Trung Hải. Sau đó, bọ chét nhiễm dịch hạch đã ẩn mình trên những con chuột đen. Bệnh dịch tàn phá Constantinople rồi lan rộng như một đám cháy khắp châu Âu, châu Á, Bắc Phi và Arab. Khoảng 30-50 triệu người đã chết, có lẽ chiếm nửa dân số thế giới.

"Người dân không có hiểu biết thực sự cách chống lại bệnh ngoài việc cố tránh xa những người nhiễm", Thomas Mockaitis, một giáo sư lịch sử tại ĐH DePaul nói. "Về cách mà dịch hạch chấm dứt, dự đoán tốt nhất đó là phần lớn những người trong đại dịch bằng cách nào đó đã sống sót và người sống sót có khả năng miễn dịch".

2. Cái chết đen - Phát minh ra cách ly kiểm dịch

Một cặp vợ chồng với những vết rộp từ Cái chết Đen, dịch hạch quét qua châu Âu thời Trung cổ. Ảnh: Getty

Bệnh dịch hạch không bao giờ biến mất, 800 năm sau nó quay trở lại và càn quét kinh khủng. Cái chết Đen tấn công châu Âu năm 1347 đã cướp đi sinh mạng của 200 triệu người trong vòng 4 năm.

Khi đó, mọi người chưa có có hiểu biết khoa học về bệnh truyền nhiễm nhưng họ biết nó có liên quan đến sự tiếp xúc gần gũi, giáo sư Mockaitis nói. Đó là lý do mà những quan chức có suy nghĩ tiến bộ thời bấy giờ tại thành phố cảng Ragusa do Venetian kiểm soát đã quyết định cách ly các thủy thủy mới đến cho tới khi họ chứng minh được mình không bị bệnh.

Ban đầu, các thủ thủy bị giữ lại tàu trong 30 ngày, thời bấy giờ luật Venetian gọi là trentino. Sau đó, người Venetian đã tăng thời gian kiểm dịch lên 40 ngày và gọi là quarantino. Đây chính là nguồn gốc của từ quanrantine (cách ly kiểm dịch) và sự bắt đầu thực hành ở phương tây.

3. Đại dịch hạch ở London - Phong tỏa hoàn toàn người bệnh

Cảnh tượng trên đường phố London trong Đại dịch 1665. Ảnh: Getty

London chưa bao giờ được nghỉ ngơi sau cái chết Đen. Dịch hạch đã trở lại đây cứ 20 năm một lần kể từ 1348-1665. Trong 300 năm đã có 40 đợt bùng phát xảy ra. Mỗi một lần bùng phát như vậy, 20% người dân sống tại thủ đô nước Anh đã thiệt mạng.

Nhưng đến đầu những năm 1500, Anh lần đầu tiên áp lệnh cách ly người bệnh. Những ngôi nhà bị ảnh hưởng bởi dịch hạch sẽ được đánh dấu bằng một bó cỏ khô buộc trên cột bên ngoài. Nếu bạn có người nhà bị nhiễm bệnh, bạn phải mang theo một cây sào trắng khi ra ngoài. Chó, mèo được cho là có mang mầm bệnh, vì vậy, hàng trăm nghìn con vật đã bị giết.

Đại dịch hạch năm 1665 là đợt dịch cuối cùng và một trong những vụ dịch tồi tệ nhất kéo dài hàng thế kỷ, giết chết 100.000 người London chỉ trong 7 tháng. Tất cả các hoạt động giải trí bị cấm và nạn nhân buộc phải đóng cửa ở trong nhà để ngăn lây lan.

Việc nhốt cách ly người bệnh ở nhà và chông cất người chết trong những ngôi mộ tập thể có lẽ là cách duy nhất để  chấm dứt đại dịch hạch này.

4. Đậu mùa - Căn bệnh châu Âu tàn phá thế giới

Bác sĩ Edward Jenner tiêm vắc xin chống đậu mùa cho James Phipps vào khoảng năm 1796. Ảnh: Getty

Đậu mùa là một bệnh đặc hữu của châu Âu, châu Á và Arab trong nhiều thế kỷ, một mối đe dọa dai dẳng đã giết chết 30% người bị nhiễm và khiến người sống sót phải mang những vết sẹo lõm. Nhưng tỷ lệ tử vong ở các cựu lục địa không là gì so với sức tàn phá của nó đối với Tân thế giới (châu Mỹ) khi các nhà thám hiểm châu Âu mang theo bệnh đậu mùa tới đây vào thế kỷ 15.

Những bộ lạc bản địa ở Mexico và Mỹ ngày nay không có khả năng miễn dịch tự nhiên với đậu mùa và virus có thể đã khiến hàng chục triệu người tử vong. "Không một thảm kịch chết chóc nào trong lịch sử loài người có thể sánh với những gì đã xảy ra ở châu Mỹ. 90-95% dân số bản địa đã bị xóa sổ trong một thế kỷ", giáo sư Mockaitis nói. "Mexico từ nước có 11 triệu người trước cuộc xâm chiếm đã xuống chỉ còn một triệu".

Hàng thế kỷ sau, bệnh đậu mùa đã trở thành đại dịch virus đầu tiên chấm dứt bằng vắc xin. Vào cuối thế kỷ 18, một bác sĩ người Anh tên Edward Jenner đã phát minh ra những người vắt sữa bị nhiễm một loại virus nhẹ hơn gọi là bệnh đậu bò. Bệnh này dường như nhẹ hơn đậu mùa. Jenner đã tiêm đậu bò cho cậu con trai 9 tuổi của người làm vườn, sau đó cho cậu bé phơi nhiễm với virus đậu mùa. Kết quả, đứa trẻ đã không bị ốm.

5. Dịch tả - Chiến thắng về Nghiên cứu Y tế công cộng

Ảnh: Getty

Từ đầu đến giữa thế kỷ 19, dịch tả đã tàn phá nước Anh, giết chết hàng chục ngàn người. Lý thuyết khoa học phổ biến thời đó là bệnh này lây lan qua chướng khí. Nhưng một bác sĩ người Anh tên John Snow đã nghi ngờ rằng căn bệnh bí ẩn này ẩn nấp trong nước uống của London. Nó đã giết chết nạn nhân chỉ trong vài ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên.

Ông Snow đã điều tra các hồ sơ bệnh viện và báo cáo ở nhà xác để theo dõi các địa điểm chính xác xảy ra dịch. Ông đã tạo ra một biểu đồ địa lý về các ca tử vong do dịch tả trong khoảng 10 ngày và tìm thấy một cụm 500 ca nhiễm quanh trạm bơm Broad Street, một giếng nước uống nổi tiếng của thành phố. "Ngay sau khi tôi nắm bắt được tình hình và phạm vi bùng dịch tả, tôi nghi ngờ nước bị nhiễm bẩn tại trạm bơm Broad Street", Snow viết.

Với nỗ lực kiên trì, Snow đã tuyết phục được quan chức địa phương loại bỏ các máy bơm cầm tay tại Broad Street và như một phép màu, bệnh dịch dần biến mất. Việc làm của Snow không trị khỏi bệnh tả chỉ sau một đêm nhưng cuối cùng nó đã dẫn tới một nỗ lực toàn cầu để cải thiện vệ sinh đô thị và bảo vệ nguồn nước uống khỏi sự ô nhiễm.

Mặc dù dịch tả phần lớn đã bị tiêu diệt ở những nước phát triển nhưng nó vẫn là kẻ giết người dai dẳng tại các nước thuộc thế giới thứ 3, những nơi mà nước thải không được xử lý đầy đủ và thiếu nước sạch.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news