Rau lang
Rau lang là loại rau dân dã nhưng có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Các nhà khoa học đánh giá rau lang như thần dược trong việc thanh nhiệt cơ thể. Hàm lượng vitamin K trong rau lang có thể ngăn ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ loãng xương. Đáng chú ý, phụ nữ khi đến tháng ăn nhiều rau lang còn giúp giảm đau bụng kinh và hội chứng thiếu kinh nguyệt. Ngoài rau lang còn có Công dụng phòng ngừa đái tháo đường, chống oxy hóa, chống béo phì, ngừa táo bón.
Cách chế biến rau lang rất đơn giản có thể nấu canh, luộc, xào, hoặc làm gỏi...
Rau tía tô
Mùa hè là thời điểm mà tía tô phát triển, bán nhiều ở chợ. Từ xa xưa, cha ông ta đã lưu truyền nhiều bài thuốc quý từ lá tía tô trong việc giải cảm, ngộ độc thực phẩm, hen suyễn, tiểu đường,... Không những vậy, tía tô còn có công dụng làm đẹp da, hỗ trợ Giảm cân, phòng chống bệnh về tim mạch và thần kinh.
Bạn có thể nấu canh tía tô, đun nước tía tô hằng ngày, hoặc xông mặt bằng lá tía tô cũng rất tốt cho da.
Rau dền
Tương tự như tía tô, rau dền được xem là "nữ hoàng ẩm thực" mùa hè. Theo khoa học, rau dền có nhiều chất chống oxy hóa, giảm viêm, tăng độ cứng của xương. Bệnh nhân đái tháo đường được khuyên nên ăn nhiều rau dền vì sẽ duy trì được lượng đường huyết trong máu, cải thiện thiếu máu...
Rau dền cũng có thể nấu canh, luộc, xào...
Rau diếp cá
Rau diếp cá trị táo bón, bệnh trĩ, mụn nhọt, viêm phổi, kinh nguyệt không đều. Dân gian cũng có nhiều bài thuốc về loại rau này. Dẫu vây, do có mùi nên nhiều người không thể sử dụng rau diếp cá.
Giá đỗ
Giá đỗ là thực phẩm phổ biến có vị ngọt nhẹ, là nguyên liệu để chế biến ra nhiều món ăn, dễ mua. Giá đỗ có tác dụng ngăn ung thư do có chất chống oxy hóa. Trong khi đó vitamin E làm đẹp da. Giá đỗ còn tốt với hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch, hạn chế loãng xương.
Ảnh: Internet