1. Tủ lạnh
Tủ lạnh chứa vi khuẩn ở một số nơi đáng kinh ngạc. Ngăn làm đá và đựng nước, ngăn đựng rau, thịt và miếng đệm cửa là những điểm dễ nhiễm khuẩn nhất.
Cách làm: Sử dụng chất tẩy rửa khi vệ sinh tủ lạnh. Dùng dấm trắng để vệ sinh ngăn chứa nước đồng thời vệ sinh bộ dụng cụ làm đá. Nếu tủ lạnh của bạn chăm sóc thêm và tay cầm dính dầu mỡ thì có thể thuê dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp.
2. Các dụng cụ trên bệ bếp
Những dụng cụ như máy xay, lò vi sóng, máy pha cà phê... cần làm sạch nhiều hơn bạn nghĩ. Trong thực tế, nếu không xả sạch máy pha cà phê, khử trùng miếng đệm máy xay thì bạn có nguy cơ ăn phải vi khuẩn.
Cách làm: Dùng dấm trắng để vệ sinh máy pha cà phê, xử lý cặn bã trên bếp bằng dấm và baking soda. Tháo rời máy xay sinh tố vừa rửa mọi bộ phận bằng nước với xà phòng. Nhớ rút phích cắm của các dụng cụ trước khi vệ sinh.
3. Bàn bếp
Đây là nơi mà mọi thứ đụng chạm suốt cả ngày. Việc lau nhanh bàn bếp không thể làm sạch hoàn toàn và diệt vi khuẩn.
Cách làm: Hãy khử trùng bàn bếp hàng ngày và để khô tự nhiên. Cân nhắc ốp bàn bếp bằng những vật liệu không xốp như đá thạch anh đã qua sơ chế để giảm tích tụ vi khuẩn.
Bồn rửa cần được tẩy rửa hàng ngày để chống vi khuẩn. Ảnh: Getty
4. Bồn rửa
Khử trùng bồn rửa thường xuyên làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vào thực phẩm, chén đĩa, đồng thời khiến bồn rửa ít tích lũy vi khuẩn hơn.
Cách làm: Thông cống bồn rửa hàng tuần hoặc 2 tuần một lần bằng nước nóng và thuốc tẩy, hoặc bằng giấm hoặc baking soda. Và khử trùng bồn sau mỗi tối. Nếu bồn rửa của bạn thoát nước chậm hoặc có mùi, hãy liên hệ với một thợ sửa ống nước.
5. Các dụng cụ nấu ăn
Những đồ dùng như thìa nhựa, dụng cụ mở hộp nằm trong top 10 về chứa vi khuẩn. Các nghiên cứu đã chỉ ra những chủng vi khuẩn gây hại như E.coli và Salmonella được tìm thấy trên các dụng cụ này.
Cách làm: Nếu các dụng cụ có thể tháo rời thì hãy tháo chúng ra để vệ sinh, vi khuẩn thường tích tụ trong các nếp gấp. Làm sạch sâu những hộp đựng của bạn bằng dấm.
6. Những hộp đựng có thể tái sử dụng
Các hộp được thực phẩm, túi đựng hàng có thể tái sử dụng không chỉ đựng đồ khô hay thức ăn mà còn chứa cả vi trùng. Điều này là sự thật nếu như nắp đẩy của chúng có cao su, nơi chứa nấm men và nấm mốc.
Cách làm: Giặt những túi mua sắm tái sử dụng hàng tuần. Làm sạch hộp đựng thực phẩm ngay sau khi sử dụng, tháo nắp để vệ sinh.
Kệ dựng dao bằng gỗ chứa nấm mốc, đặc biệt khi bạn đút dao còn ướt vào. Ảnh: Getty
7. Khối đựng dao
Những khối đựng dao cũng nằm trong top 10 vật dụng dễ nhiễm khuẩn nhất trong nhà bếp. Đặc biệt, những khối đựng dao bằng gỗ có chứa nấm men, nấm mốc, nếu bạn bỏ dao ướt vào thì tình trạng càng nghiêm trọng.
Cách làm: Lấy dao ra, dùng xà phòng làm sạch khối, cọ sạch những khe hẹp. Sau đó, ngâm khối trong dung dịch chứa thuốc tẩy và để nó khô tự nhiên.
Ngoài ra, vi khuẩn còn nằm ở nhiều vị trí khác trong nhà bếp. Núm vặn, tay cầm, nút nhấn, bọt biển, khăn lau cũng cần được chú ý.