Tin mới

9 vụ bê bối thực phẩm gây rúng động thế giới

Thứ hai, 09/02/2015, 13:55 (GMT+7)

Người tiêu dùng đều có phản ứng từ sốc đến kinh hoàng khi nghe về những vụ bê bối thực phẩm. Từ sữa trẻ em chứa melamine cho đến nước uống đóng chai là nước máy. Dưới đây là 9 vụ bê bối liên quan đến đồ ăn và thức uống nổi tiếng thế giới.

Người tiêu dùng đều có phản ứng từ sốc đến kinh hoàng khi nghe về những vụ bê bối thực phẩm. Từ sữa trẻ em chứa melamine cho đến nước uống đóng chai là nước máy. Dưới đây là 9 vụ bê bối liên quan đến đồ ăn và thức uống nổi tiếng thế giới.

 

Ớt bột đỏ Hungary nhiễm chì


Vào năm 1994, Hungary đã trải qua một dịch ngộ độc chì. Truy đến tận cùng, chất độc này có trong một số nhãn hiệu gia vị ưa thích của quốc gia này - ớt bột đỏ.

Thì ra, một số nhà sản xuất đã cho thêm sơn vào trong ớt bột để cho nó có màu đỏ rực rỡ hơn. Sau khi vụ bê bối này xảy ra, chính phủ Hungary đã cấm ớt bột hoàn toàn.

Thịt bò điên


Trường hợp đầu tiên của bệnh viêm não thể bọt biển ở bò (BSE) được chẩn đoán lần đầu tại Anh vào năm 1994. Sự hoảng loạn của người tiêu dùng nhanh chóng lan đi, bởi con người khi ăn thịt bò bị nhiễm bệnh có nguy cơ bị mất trí nhớ và không biểu hiện bệnh cho đến nhiều năm sau đó.

Hàng triệu gia súc tại Anh đã bị tiêu hủy và1 triệu gia súc đã trở thành nguồn thực phẩm cho quốc gia này. Bệnh dịch này nhanh chóng lan rộng khắp nơi. Thậm chí, ở Canada, người ta đã chẩn đoán ra một số trường hợp bị bệnh

Bê bối thịt giả hãng Burger King


Vào năm 2013, Burger King đã buộc phải thừa nhận bánh mì kẹp thịt của mình được bán ở Anh có chữa thịt ngựa trộn trong thịt bò – do lấy thịt từ một nhà cung cấp thịt mờ ám – và ngay lập tức họ cắt đứt quan hệ với nhà cung cấp này.

Trong khi đó, chuỗi siêu thị Tesco tại Anh đã thu hồi 10 triệu bánh mì kẹp thịt từ các cửa hành của mình sau khi họ phát hiện ra thịt có chứa DNA ngựa.

Bột yến mạch Quaker Oats chứa chất phóng xạ

Trong những năm 1940-50, Quaker Oats (liên kết với MIT) đã tiến hành cuộc thí nghiệm trên 100 cậu bé, để cho họ ăn yến mạch đã bị nhiễm sắt phóng xạ và can xi. Mục đích của thí nghiệm này là để theo dõi các chất dinh dưỡng trong yến mạch sẽ di chuyển khắp cơ thể như thế nào. Vào năm 1998, hãng Quaker Oats và MIT đã đền bù 1,85 triệu USD cho 60 người còn sống sau thí nghiệm này.

Nước táo Apple-Free rởm của Beech-Nut


Các nhà sản xuất nước táo Beech-Nut đã nhận tội vào năm 1987 khi bọ bán dòng nước táo dành cho trẻ sơ sinh mà thực tế là không chứa nước táo.

Hãng này phải trả 2 triệu USD tiền phạt. Họ thừa nhận sản phẩm của mình thực tế được làm ra từ đường, xi-rô ngô và các thành phần khác.

Khoai tây chiên mỡ bò của McDonald


Năm 2001, một cặp ăn chay người Hindu đã kiện hãng McDonald lấy 100 triệu USD sau khi phát hiện chuỗi thức ăn nhanh này nấu khoai tây chiên trong mỡ bò.

“Một lượng nhỏ hương liệu bò tự nhiên đã được thêm vào món khoai tây chiên kiểu Pháp của chúng tôi trong quá trình chế biến”, công ty này thừa nhận. “Nếu có sự nhầm lẫn, chúng tôi xin lỗi”. McDonald đã giải quyết vụ kiện bằng cách chi 10 triệu USD cho nhóm người Hindu này.

Nước uống đóng chai Dasani


Trong khi hầu hết mọi người cho rằng nước uống đóng chai là nước khoáng tự nhiên, nhưng một số trường hợp không phải vậy. Vào năm 2013, Coca Cola đã buộc phải thừa nhận rằng dòng sản phẩm Dasani của họ chỉ là nước máy tinh khiết, thông qua quá trình lọc giống như  nước vòi.

Trong thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Dasani không phải là kẻ có tội duy nhất. Cứ 2 trong số 5 chai nước được bán trên khắp thế giới này đều là nước máy.

Đầu năm 2004, công ty Coca Cola cũng phải thu hồi khoảng 500.000 chai nước mang nhãn hiệu Dasani tại thị trường Anh sau khi phát hiện các mẫu thử từ chai nước này chứa hóa chất bromated vượt ngoài tiêu chuẩn cho phép. Nếu tiếp xúc lâu dài với hóa chất này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Sữa cho trẻ nhiễm melamine


Vào năm 2008, hàng ngàn trẻ em Trung Quốc đã bị bệnh trong đó có 6 ca trẻ sơ sinh bị tử vong do uống sữa nhiễm melamine. Các nhà chức trách phát hiện ra vấn đề khi hàng loạt trẻ em tại tỉnh Cam Túc bị sỏi thận. Melamine, thường được sử dụng để sản xuất nhựa và đã bị cấm trong việc sản xuất thực phẩm. Nhưng loại hóa chất này lại được bổ sung vào sữa bột dành cho trẻ em bởi nó sẽ giúp cho hàm lượng protein xuất hiện cao hơn thực tế.

Taco Bell lấy thịt cừu thay thịt bò

Năm 2011, một công ty luật đã kiện Taco Bell và tuyên bố chuỗi đồ ăn nhanh này chỉ chứa 35% thịt bò, thay vào đó là thịt cừu. Taco Bell đã phản bác lại, nói rằng sản phẩm của mình chứa 88% thịt bò. Hãng luật trên đã rút lại những lời cáo buộc, Vụ việc đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của hãng, cho dù công ty đã chứng minh được rằng: Cáo buộc của Alabama hoàn toàn sai sự thật. Thịt bò trong Taco Bell là 88%.  Bên cạnh đó, 12% còn lại là bột yến mạch, đậu nành lecithin, bột ca cao được sử lý bằng chất kiềm và nhiều thành phần khác.

Bảo Linh (tin tức foodnetwork)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news