Tin mới

Ác mộng Triều Tiên bùng nổ, chỉ Trung Quốc mới ngăn được

Thứ năm, 15/09/2016, 16:51 (GMT+7)

Triều Tiên không điển hình cho một nước có tham vọng hạt nhân gần như là về mọi mặt. Họ càng nhỏ, càng nghèo, công nghệ càng kém phát triển, càng bị cô lập thì họ lại càng quân sự hóa nhiều hơn và độc đoán hơn.

Triều Tiên không điển hình cho một nước có tham vọng hạt nhân gần như là về mọi mặt. Họ càng nhỏ, càng nghèo, công nghệ càng kém phát triển, càng bị cô lập thì họ lại càng quân sự hóa nhiều hơn và độc đoán hơn.

Triều Tiên đã đạt được những bước tiến đáng kể trong công nghệ hạt nhân. Ảnh: Flickr

Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 5 vào ngày 9/9, 10 năm sau khi họ chứng minh khả năng này lần đầu tiên. Tốc độ phát triển (trong lĩnh vực hạt nhân) của Triều Tiên - trung bình cứ 2 năm một vụ thử - khá là chậm so với những gì đã xảy ra với những quốc gia có tham vọng hạt nhân khác. Tốc độ phát triển chậm này một phần là do dự trữ plutonium cấp độ vũ khí bị hạn chế và thiếu uranium được làm giàu có sẵn. Nói chung, điều này chỉ ra rằng việc đạt được khả năng vũ khí hạt nhân đã nhấn mạnh những khả năng về kỹ thuật, khoa học, tổ chức và kinh tế của Triều Tiên nhiều hơn so với nước khác có cùng tham vọng.

Có hiệu suất khoảng 10 kiloton, vụ thử thứ 5 là lớn nhất nhưng cũng điển hình cho một thiết bị phân hạch cơ bản - quả bom đã thả xuống Hiroshima tháng 8/1945 (có hiệu suất tương đương 12-15 kiloton).

Bình Nhưỡng đã tuyên bố đạt được những tiến bộ công nghệ lớn với mỗi vụ thử. Ví dụ như trong vụ thử thứ 4, Triều Tiên nói mình đã làm chủ được việc tạo ra một quả bom nhiệt hạch. Tuyên bố này bị đánh giá thấp khi mà hiệu suất của vụ thử cho thấy nó không có khả năng là một quả bom H. Tuyên bố về vụ thử thứ 5 được đưa ra cẩn thận hơn về mặt lý thuyết đó là thiết bị thử là một  "đầu đạn hạt nhân" được thiết kế gần đây. Thuật ngữ này nhằm chỉ ra rằng thiết bị có kích thước và trọng lượng cần có để bắn đi một tên lửa đạn đạo tầm xa.

Những nỗ lực của CHDCND Triều Tiên trong việc phát triển các kỹ năng tên lửa đạn đạo tầm xa đã được tăng cường rõ ràng trong những năm gần đây. Và, như với những thiết bị nổ hạt nhân, có thể nghi ngờ rằng họ đã đạt được những bước tiến quan trọng. Nói cách khác, mặc dù đây là một quá trình không đồng đều và kéo dài nhưng Triều Tiên đang nhích dần về phía những tên lửa đạn đạo tầm xa có gắn đầu đạn hạt nhân.

Khả năng này có thể xảy ra, không xác định được thời gian, không đều và không đáng tin. Và, cùng với những quan ngại về tính toàn vẹn trong các thỏa thuận chỉ huy, kiểm soát của Triều Tiên, điều này có thể làm trầm trọng thêm những mối lo ngại chính trị ở mọi mặt, tạo ra những cuộc khủng hoảng trong tương lai nguy hiểm hơn, khó xoa dịu hơn.

Nó đang kích thích người ta xem Triều Tiên diễn. Tuy nhiên, trong thực tế, Bình Nhưỡng đang duy trì sự thù hằn đối với Hàn Quốc, Nhật Bản, đặc biệt là với Mỹ. Thái độ của Bình Nhưỡng với Washington là thù hằn bất chấp tất cả.

Một phần của bi kịch trên bán đảo Triều Tiên là nền tảng của mối thù này là một sai lầm. Việc sử dụng lực lượng quân sự để cố thống nhất bán đảo thành một nước xã hội chủ nghĩa đã được ông Kim Il-sung và Joseph Stalin đưa ra năm 1949. Mao Trạch Đông là người sau cùng đặt lại vấn đề này vào đầu năm 1950. Mặc dù đã trải qua 70 năm, Moscow và Bắc Kinh vẫn không muốn tranh cãi về câu chuyện nổi lên từ Bình Nhưỡng rằng tất cả bắt đầu bằng sự xâm lược của Mỹ.

Những thù hằn sinh ra từ Chiến tranh Triều Tiên đã được tăng cường và làm phức tạp bởi họ tiếp nhận những ký ức mới từ cuộc chiến xâm lược của Nhật Bản đầu thế kỷ này và sự chia rẽ khu vực hàng thiên niên kỷ (điều này mơ hồ hơn). Bế tắc này đã thách thức những sáng kiến chính trị, các mối đe dọa, sự đối đầu và những thay đổi lớn trong cán cân quyền lực quân sự, chính trị trong và quanh bán đảo Triều Tiên nhiều thập kỷ qua.

Người ta có thể lập luận rằng bế tắc này cho thấy một tình trạng bền vững, hỗ trợ chiến lược theo đuổi khát vọng cạnh tranh lâu dài của Triều Tiên trong khu vực. Nhưng tiến trình khôn ngoan hơn sẽ tập trung vào việc xoa dịu bế tắc này.

Bán đảo Triều Tiên đã xoay chiều khủng hoảng và chiến tranh nhiều lần với một loạt hành động bắn phá. Có thể rất khó để dự đoán vũ khí hạt nhân sẽ ảnh hưởng thế nào tới nhận thức, những nỗi lo và các thông số khác để xác định xem các nước sẽ hành động ra sao trong khủng hoảng. Nhưng sẽ thật điên rồ khi cho là vũ khí hạt nhân sẽ củng cố sự ổn định.

Việc đả thông bế tắc sẽ gây ra nhiều cú sốc. Thách thức câu chuyện nổi lên tại Triều Tiên là điều cần thiết. Trung Quốc phải thuyết  phục trực tiếp hơn và minh bạch hơn về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, ít nhất là phải ngang với những khát vọng chieensl ược khác cho bán đảo Triều Tiên. Các nước nên sử dụng thỏa thuận tạm thời từ Đàm phán 6 bên vào tháng 9/2005 để làm nổi bật chương trình có thể đưa bán đảo thoát khỏi bế tắc hiện nay.

Trung Quốc đang nắm giữ chìa khóa để thay đổi "phương trình" Triều Tiên. Nhưng việc đả thông bế tắc tại bán đảo này tương đương với việc đạt được thỏa thuận lâu dài và rộng rã với Mỹ về trật tự châu Á trong tương lai gần. Làm thế nào để Bắc Kinh và Washington tiến gần thỏa thuận này thì lại là một câu hỏi khác.

Bảo Linh (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: thử hạt nhân