Tin mới

Âm mưu thay đổi nhận thức thế giới trên Biển Đông của Trung Quốc

Thứ hai, 30/06/2014, 13:40 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Tại sao phải dùng quân đội để khiêu khích hàng xóm hoặc cướp ngay lấy vùng lãnh thổ mình tuyên bố chủ quyền sai trái trong khi bạn có thể dùng các giàn khoan dầu và bản đồ để đạt được các mục tiêu chiến lược đó?

(Tinmoi.vn) Tại sao phải dùng quân đội để khiêu khích hàng xóm hoặc cướp ngay lấy vùng lãnh thổ mình tuyên bố chủ quyền sai trái trong khi bạn có thể dùng các giàn khoan dầu và bản đồ để đạt được các mục Tiêu Chiến lược đó?

 Trận chiến nhận thức trên Biển Đông

Trong khi Mỹ phải bận lòng trước những sự kiện đang xảy ra tại Trung Đông thì Trung Quốc đã điều chỉnh chiến lược tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Có vẻ như Bắc Kinh đã tìm ra cách mới để củng cố vị thế của mình tại khu vực. Kế hoạch của Trung Quốc: tại sao phải dùng quân đội để khiêu khích hàng xóm hoặc cướp ngay lấy vùng lãnh thổ mình tuyên bố chủ quyền sai trái trong khi bạn có thể dùng các giàn khoan dầu và bản đồ để đạt được các mục tiêu chiến lược đó?

Trong khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam – và rất có thể những điều này vẫn tiếp tục diễn ra – việc này đã trở thành tâm điểm của truyền thông quốc tế trong thời gian gian qua, những mưu đồ mới nhất của Bắc Kinh càng khiến châu Á thêm quan ngại.

Âm mưu thay đổi nhận thức thế giới trên Biển Đông của Trung Quốc

Trong động thái tranh chấp chủ quyền mới nhất, Trung Quốc đã “công bố tấm bản đồ dọc nuốt trọn Biển Đông, với diện tích biển và đất liền ngang ngửa nhau”. Trong khi những tấm bản đồ mà Trung Quốc từng sử dụng trước đó đều tuyên bố chủ quyền sai trái (nhớ lại tấm bản đồ đường 9 đoạn gây tranh cãi mà Bắc Kinh đưa ra vài năm trước), động thái mới này càng làm lộ rõ âm mưu thâm độc của Trung Quốc.  Một bài báo trên Bưu điện Hoa Nam cho biết tấm bản đồ mới này “nằm ngang và tập trung vào vùng đất liền rộng lớn. Vùng biển và các đảo ở Biển Đông được vẽ ở góc nhỏ phía dưới cùng của bản đồ”. Tấm bản đồ mới cho thấy các đảo và vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền sai trái có diện tích ngang bằng với diện tích đất liền của nước này và được vẽ với quy mô của một bản đồ hoàn chỉnh”.  Bài báo tiếp tục: khu vực Biển Đông “trong tấm bản đồ mới được làm nổi bật hơn và được đánh dấu bằng đường 9 đoạn. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền sai trái với toàn bộ vùng biển đảo lân cận, nơi có vùng biển mà họ từng đòi chủ quyền bao quanh”. Giờ đây, tấm bản đồ thực sự là đường 10 đoạn chứ không phải 9 đoạn như trước.

Đối với Trung Quốc, chiến lược này phù hợp với những nỗ lực mà họ từng làm trong quá khứ: không chỉ thay đổi hiện trạng trên đất liền, trên biển mà còn muốn thay đổi nhận thức về chủ quyền lãnh thổ. Những gì họ đang làm, đang hành động như thể bạn có chủ quyền với những thứ mà bạn đã phải mất một quãng thời gian dài đề hướng mọi thứ theo ý đồ của mình.

Việc đưa một giàn khoan dầu tới đặc khu kinh tế của nước khác cũng như việc đưa các tàu Trung Quốc tới đó để đòi chủ quyền, đưa ra các quy định liên quan đến đánh bắt cá tại vùng lãnh thổ đang tranh chấp và giờ còn sử dụng cả bản đồ dọc cho thấy rõ kế hoạch chiến lược nuốt trọn Biển Đông của Trung Quốc. Thực sự nó rất đơn giản: “Không chỉ nói sao làm vậy”.

Đối với Trung Quốc,việc ngang nhiên chiếm lấy đất đai có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh. Vì vậy, Trung Quốc đang cố gắng để chiến thắng trong những lĩnh vực ít xung đột hơn như bản đồ, giàn khoan dầu, đưa tàu thuyền vào vùng biển nước khác và giúp Bắc Kinh dần đạt được mưu đồ nhận thức.  

Thách thức lớn cho cả châu Á và nước Mỹ

Vậy thì khu vực châu Á-Thái Bình Dương, rộng hơn nữa là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có nên quan ngại trước những động thái này? Và Mỹ nên làm gì?

Đối với các nước ASEAN – những nước đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đường 9-10 đoạn thì đây là một thách thức cực kỳ lớn và phải làm cho mọi chuyện càng rõ ràng càng tốt. Các quốc gia này phải chống lại những động thái trên bằng mọi giá.

Điển hình nhất là việc Philippines đã khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế (các học giả gọi là lawfare). Manila đã kêu gọi Tòa án Trọng tài Thường trực – thực chất là Philippines sử dụng luật pháp để làm xấu hình ảnh của Trung Quốc và buộc họ phải đi tới thỏa hiệp. Chiến lược này có thể được mở rộng hơn khi mà tất cả các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông cùng đâm đơn kiện lên tòa án quốc tế để nhờ phân xử. Và đây sẽ là vụ kiện lớn nhất mọi thời đại. Đây là cách giúp cho các quốc gia này “bật” lại những tuyên bố sai trái của Trung Quốc. Lawfare là cách tốt nhất để đạt được mục đích này.

Với Washington, thách thức cũng quá rõ ràng. Ở thời điểm hiện tại, Bắc Kinh đã bẻ cong hiện trạng khu vực bằng một tấm bản đồ. Trong khi Mỹ không đưa ra tuyên bố chính thức về vấn đề Biển Đông, Washington cũng hịu ảnh hưởng rất lớn từ vấn đề này. Theo cuốn Asia’s Cauldron, với đơn hàng thương mại đường biển trị giá 5 nghìn tỷ USD mỗi năm, việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại 90% Biển Đông thực sự là mối đe dọa trực tiếp đến các nước trong khu vực được hưởng lợi từ việc này.

Nếu Bắc Kinh xóa đi khái niệm đại dương không phải là lãnh thổ của quốc gia mà là phần lãnh thổ chung cho các nước được tự do sử dụng, nó sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm. Ai có thể dám chắc Bắc Kinh sẽ không tạo ra một tiền lệ như vậy một lần nữa (nghĩ rằng Biển Đông là của Trung Quốc) hoặc các quốc gia khác tại khu vực khác trên thế giới cũng sẽ làm như vậy để tư lợi (làm cho mọi người nghĩ rằng Nga ở Bắc Cực). Tất cả các quốc gia đang chia sẻ lợi ích trên biển Đông đều nhìn thấy thách thức Bắc Kinh. Không thể để một tấm bản đồ hay bất cứ thứ gì có thể phá vỡ hiện trạng khu vực là điều rất quan trọng.

Bảo Linh (Theo tin tức từ The National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news