Ăn tiết lợn giúp làm sạch phổi?
Tiết lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nó giàu vitamin và khoáng chất, nhiều protein nên được dân gian xem là "thịt dạng lỏng". Đặc biệt, ngày nay, mọi người còn coi tiết lợn là một thực phẩm có thể làm sạch độc tố trong phổi. Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bụi sẽ mua tiết lợn về ăn để làm sạch phổi.
Sau khi ăn tiết lợn, bạn sẽ thấy ra phân đen lúc đi vệ sinh. Mọi người tin rằng đó là lúc độc tố bị đào thải khỏi cơ thể.
Thực tế, phân đen không có bất kỳ mối liên hệ nào với việc loại bỏ độc tố. Tiết lợn chứa nhiều sắt, có khả năng bổ máu. Khi ăn tiết lợn, không phải tất cả sắt được hấp thu, phần còn lại sẽ tạo ra phản ứng hóa học dưới tác động của axit dạ dày và vi khuẩn ruột, tạo thành hợp chất màu đen, sau đó được loại ra khỏi cơ thể.
Thực tế, màu phân chủ yếu phụ thuộc vào thực phẩm chúng ta ăn. Ngoài việc ăn tiết lợn khiến phân đen, một số loại thuốc cũng có thể gây ra hiện tượng này.
Vì vậy, việc nói tiết lợn giúp loại bỏ độc tố trong phổi không có căn cứ khoa học, chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường và có thể coi là tin đồn.
Ngoài sắt, tiết lợn còn chứa nhiều khoáng chất, vi lượng, vitamin C, protein và niacin. Nó có ít chất béo và năng lượng, ăn một lượng vừa phải tiết lợn có thể giúp dưỡng da, bổ máu, làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường miễn dịch, và giúp làm sạch ruột, vì vậy ăn một lượng vừa phải là tốt.
Khi ăn tiết lợn cần chú ý điều gì?
1. Không nên ăn tiết lợn không vệ sinh, có mùi lạ
Nên mua tiết lợn ở địa chỉ uy tín bởi có những thương nhân vì lợi nhuận mà dùng formaldehyde để ngâm tẩm thực phẩm. Nếu màu sắc của tiết lợn quá đỏ, có thể là máu nhân tạo, được làm từ 10% tiết thật, sau đó thêm màu, tinh bột, formaldehyde và muối công nghiệp để làm đông. Loại tiết lợn này khi ăn có thể gây hại cho cơ thể.
Không nên mua tiết lợn bệnh. Tiết lợn tươi có màu đỏ đậm, mặt cắt sẽ không mịn màng, có nhiều lỗ không đều, dễ vỡ khi chạm vào và không có mùi lạ.
2. Không nên ăn quá nhiều
Dù tiết lợn ngon và giàu dinh dưỡng nhưng bạn không nên ăn quá nhiều mỗi lần. Ăn nhiều gây ngộ độc sắt, kết tủa huyết học và tổn thương gan, thận, da và các mô khác. Chỉ nên ăn tiết lợn khoảng 2 lần/tuần, mỗi lần không vượt quá 50 gram.
3. Nên luộc sơ tiết lợn trước khi chế biến
Trước khi chế biến tiết lợn, bạn cần luộc sơ để loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt và giảm mùi tanh.
4. Người có hàm lượng cholesterol cao không nên ăn tiết lợn
Vì tiết lợn chứa hàm lượng cholesterol cao, người bị mỡ máu ăn tiết lợn có thể khiến tình trạng tệ hơn.