Quốc hội Mỹ vừa bác quyền phủ quyết đạo luật JASTA của tổng thống Mỹ, qua đó mở đường cho các công dân Mỹ kiện chính phủ Arab Saudi về vụ khủng bố 11/9. Chính phủ Arab Saudi ngay lập tức cảnh báo Mỹ về những hậu quả nếu nước này "bị kiện".
JASTA là Đạo luật Công lý Chống Tài trợ Chủ nghĩa khủng bố, JASTA xóa bỏ miễn trừ tư pháp quốc gia, cho phép công dân Mỹ kiện các chính phủ nước ngoài, quốc gia nghi ngờ có liên quan đến các vụ tấn công khủng bố trên đất Mỹ. Ngoài ra, đạo luật này còn cho phép người sống sót và thân nhân người thiệt mạng trong vụ khủng bố đòi bồi thường từ quốc gia khác.
Đạo luật JASTA sẽ gây ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ- Arab Saudi. Ảnh: ABC |
Vào ngày 29/9, một phát ngôn Bộ Ngoại giao Arab Saudi đã lên tiếng cảnh báo quốc hội Mỹ "chuẩn bị nhưng biện pháp cần thiết để ứng phó với những hậu quả thảm khốc và nguy hiểm" từ JASTA sau khi quốc hội Mỹ bác quyền phủ quyết của tổng thống Obama với đạo luật này trước đó một ngày.
JASTA "làm suy yếu quyền miễn trừ quốc gia" và tác động tiêu cực đến mọi nước, "gồm cả Mỹ", phát ngông viên bộ Ngoại giao này bày tỏ hy vọng "sự sáng suốt sẽ chiến thắng", theo hãng tin SPA.
Ông Obama cũng tin rằng JASTA sẽ không có lợi, thậm chí gây tổn hại cho nước Mỹ. Các đồng minh vùng vịnh của Arab Saudi cũng lên tiếng chỉ trích về đạo luật này.
Salman al-Ansari, đứng đầu Ủy ban Các vấn đề Quan hệ công chúng Saudi Mỹ (SAPRAC) đánh giá: "Tôi cho rằng JASTA sẽ có ảnh hưởng chiến lược nghiêm trọng đối với Mỹ", theo AFP.
Giới chuyên gia nhận định rằng nếu đạo luật này thành sự thật, điều đầu tiên mà Mỹ sẽ thiệt hại đó là quan hệ với các nước Arab trong hợp tác tình báo và anh ninh.
Arab Saudi từ lâu đã bị nghi ngờ có các liên quan tới vụ khủng bố 11/9, đặc biệt trong những tài liệu mới được giải mật mới nhất về vụ 11/9, càng có nhiều bằng chứng cho thấy đây là những nghi ngờ có cơ sở.
Quan hệ giữa Mỹ và Arab Saudi dưới thời ông Obama trở nên "xấu đi rất nhiều", đặc biệt sau khi Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận với Iran, nước vốn là đối thủ lớn nhất của Arab Saudi.
Quý Vũ