Tin mới

Trung Quốc tự gây họa tại Biển Đông

Thứ hai, 09/06/2014, 09:57 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Chính sự hung hăng tại Biển Đông khiến Trung Quốc đang rơi vào cái bẫy do mình giăng ra. Chỉ trong một thời gian ngắn, những động thái hung hăng đi đòi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã khiến các vấn đề liên quan đến lãnh thổ được quốc tế hóa nhanh hơn, điều mà Bắc Kinh luôn muốn giải quyết song phương.  Quân đội TQ triển khai tàu tiếp tế lớn nhất tới Biển Đông Tàu TQ đẩy ép, đâm va tàu cá VN ra xa giàn khoan 40 hải lý  

(Tinmoi.vn) Chính sự hung hăng tại Biển Đông khiến Trung Quốc đang rơi vào cái bẫy do mình giăng ra. Chỉ trong một thời gian ngắn, những động thái hung hăng đi đòi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã khiến các vấn đề liên quan đến lãnh thổ được quốc tế hóa nhanh hơn, điều mà Bắc Kinh luôn muốn giải quyết song phương.  

 Richard Javad Heydarian, giảng viên về các vấn đề quốc tế và khoa học chính trị tại ĐH Ateneo De Manila, cố vấn chính trị của Hạ viện Philippine đánh giá “Trung Quốc đang tự gây họa tại Biển Đông” (China's Self-Made Disaster in the South China Sea):

Ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Obama đến khu vực Đông Á (từ 23-29/4/2014) nhằm khẳng định chiến lược của Washington và nhắc lại cam kết của chính quyền Mỹ đối với các nước đồng minh trong khu vực, Bắc Kinh đã giở trò bằng cách đưa giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) tới Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đáp trả lại hành động này, Hà Nội đã đưa khoảng 30 tàu đến khu vực và phải đối mặt với hạm đội tàu bán quân sự đang hộ tống giàn khoan trị giá 1 tỷ đô của Trung Quốc.

Đối mặt với một Trung Quốc ngày càng kiên quyết, các quốc gia Đông Nam Á đang có tranh chấp với Trung Quốc như Việt Nam, Philippines đang dần trở thành đối tác chiến lược đích thực của nhau. Các hành động của Trung Quốc không những gây bất ổn tại khu vực mà còn ảnh hưởng tới tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế. Thậm chí, các nước ASEAN đã không giấu nổ sự quan ngại nghiêm trọng về những gì đang diễn ra tại Biển Đông. Trong khi đó, Nhật Bản cùng các nước khác tại khu vực Thái Bình Dương như Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc cũng chỉ ra tầm quan trọng của Biển Đông đối với lợi ích kinh té và an ninh khu vực. Chỉ trong một thời gian ngắn, những động thái hung hăng đi đòi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã khiến các vấn đề liên quan đến lãnh thổ được quốc tế hóa nhanh hơn, điều mà Bắc Kinh luôn muốn giải quyết song phương.  

Trung Quốc đã tự sa vào bẫy do chính mình giăng ra. Minh họa ghép từ ảnh chụp màn hình

Trung Quốc đã tự sa vào bẫy do chính mình giăng ra. Minh họa ghép từ ảnh chụp màn hình

Động cơ của Trung Quốc

Trung Quốc cho rằng việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới vùng biển cách đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc 17 hải lý chỉ để thăm dò hydrocarbon và điều này là bình thường. Nhưng chiếu theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Việt Nam mới là nước có chủ quyền với khu vực mà giàn khoan Hải Dương 981 đang thăm dò. Như vậy, Trung Quốc đã vi phạm đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Để biện minh cho sự vi phạm pháp luật của mình, Bắc Kinh đã đưa ra thuyết “đường 9 đoạn” nổi tiếng để đòi chủ quyền tại hầu hết Biển Đông. “Đường 9 đoạn” có nhiều điểm yếu. Nhận thức được điều đó, Trung quốc luôn sử dụng chiến lược ngôn ngữ “mập mờ” mỗi khi giải thích về những vấn đề liên quan đến lãnh thổ và làm các tranh chấp đang diễn ra trở nên phức tạp hơn. “Đường 9 đoạn”, bản thân nó đã rất mơ hồ về tọa độ chính xác và bản chất các yêu sách của Trung Quốc là gì: đi đòi chủ quyền tại toàn bộ Biển Đông hay tối đa hơn nữa là vùng biển xung quanh đó?

Bất cứ khi nào Trung Quốc có một hành động khiêu khích, vi phạm hiệp định khu vực và luật pháp quốc tế thì Bắc Kinh lại có xu hướng đưa ra vô số lời giải thích, biện minh cho động thái của mình. Chính vì thế, một số nước Đông Nam Á đang dần “quốc tế hóa” các tranh chấp bằng cách mời người thứ ba – trọng tài Liên hợp quốc – tham gia phân xử.

Với hành động gây hấn với Việt Nam thời gian gần đây, Trung Quốc đang muốn một mũi tên trúng nhiều đích. Một mặt, Trung Quốc cố gắng tái khẳng định chủ quyền tại Biển Đông bất chấp lời kêu gọi hòa bình, giải quyết các tranh chấp hàng hải dựa trên luật pháp của Washington. Chủ nghĩa dân tộc nổi tiếng ở Trung Quốc, các phần tử hiếu chiến trong Quân giải phóng nhân dân (PLA) ngày một tăng lên trong những năm gần đây, chính quyền Bắc Kinh khó mà phản ứng lại được với cam kết hỗ trợ quân sự cho các nước đồng minh châu Á của ông Obama trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra tại Tây Thái Bình Dương.

Trước liên minh Mỹ-Philippines, Trung Quốc đã chọn gây hấn với Việt Nam, một đất nước không có bất kỳ hiệp ước với cường quốc nào. Trung Quốc giở trò mà không sợ phản ứng quân sự từ Mỹ hay bất kỳ nước nào tại khu vực Thái Bình Dương.

Đông Nam Á liên kết chống lại Trung Quốc

Trái với Nhật Bản và Philippines, thời gian gần đây, Việt Nam thường tránh sử dụng ngôn từ khiêu khích Trung Quốc đồng thời duy trì các kênh đối thoại với các nhà lãnh đạo hàng đầu Bắc Kinh. Nhận thức được sự nhạy cảm trong mối quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam không cùng Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế song cũng im lặng trước động thái đẩy mạnh vụ kiện chống Bắc Kinh của Manila. Tuy nhiên, chiến lược này không ngăn được sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc. Bắc Kinh vẫn tuyên bố sẽ để giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam cho đến giữa tháng 8 và có khả năng căng thẳng tại đây sẽ tiếp tục leo thang.

Trong khi đó, Philippines cũng đưa ra các bức ảnh cho thấy Trung Quốc đang có hoạt động xây dựng tại đảo Đá Gạc Ma. Biện minh cho hành động này, Bắc Kinh nói rằng đó là điều “bình thường”, Trung Quốc đang thực hiện chủ quyền “cố hữu, không thể chối cãi”. Rõ ràng, điều này đã vi phạm Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC).

Cả Việt Nam và Philippines đang xem xét việc hợp tác hải quân, mở dường cho việc tăng cường khả năng tương tác và chia sẻ thông tin tình báo giữa cảnh sát biển và lực lượng hải quân 2 nước.

Hai nước cũng có những cam kết ngoại giao và hợp tác chiến lược với Malaysia, Indonesia – những quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Sự hợp tác sâu sắc giữa các quốc gia đang Đông Nam Á đang có xung đột với Trung Quốc, đặc biệt là Philippines và Việt Nam là một phần của mạng lưới đồng minh rộng lớn tại Thái Bình Dương. Như Washington vẫn luôn khuyến khích các nước đồng minh tại khu vực chịu trách nhiệm về sự ổn định tại khu vực, Nhật Bản ngày càng xích lại gần Việt Nam và Philippines. Bất chấp hiến pháp hòa bình của Nhật Bản, chính quyền ông Abe đã tạo ra vai trò quan trọng cho Tokyo trong các vấn đề khu vực. Bằng việc tăng chi tiêu cho quốc phòng, ủng hộ nguyên tắc tự vệ tập thể, Tokyo có khả năng trở thành một đối trọng với Bắc Kinh.

Ấn Độ, dưới sự lãnh đạo của tân thủ tướng Modi dự kiến cũng đóng vai trò tích hơn trong các vấn đề khu vực. Cả 2 nước, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ nổi lên như một đối tác chiến lược. Trong khi đó, Úc cũng đang dần nâng cao khả năng tương tác quân sự với Mỹ mà trọng tâm là phát triển vấn đề đảm bảo tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế.

Nhìn chung, chính sự hung hăng của Trung Quốc đang thúc đẩy sự liên kết của các quốc gia chống lại việc Trung Quốc ngăn chặn sự thống trị của SLOCs (tuyến đường vận tải trên biển), duy trì tự do hàng hải trên vùng biển quốc tế - điều này rất quan trọng đối với an ninh và lợi ích kinh tế quốc gia của các nước trong khu vực.

Bảo Linh (Theo The National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news