Một cô gái có dấu hiệu mắc chứng hoang tưởng, khi thì tố bị bố bắt cóc, khi thì nói các y tá hại mình. Cả gia đình nghi ngờ cô bị quỷ ám, người thì cho rằng cô bị tâm thần. Mọi chuyện chỉ được làm rõ khi một vị bác sỹ yêu cầu cô vẽ một vật.
Nhân vật trong bài viết được xác định là một nữ nhà báo Mỹ 24 tuổi, cô Susannah Cahalan. Trước khi mắc bệnh, cô có một cuộc sống hoàn toàn bình thường, sức khỏe ổn định, một công việc tốt.
Bỗng một ngày, cô có những biểu cảm và hành động lạ lùng. Ban đầu là mệt mỏi, sau đó bất an với mọi thứ xung quanh. Cô đã yêu cầu dịch vụ của công ty diệt côn trùng vì cho rằng trong nhà có những con rệp nhỏ, tuy nhiên điều này hoàn toàn không chính xác. Tiếp đó, cô nghi ngờ bạn trai Ngoại tình, tìm đủ mọi chứng cứ để kết tội bạn trai.
Susannah vốn là một cô gái khỏe mạnh. (Ảnh: Internet)
Một thời gian trôi qua, cô cảm thấy phần bên trái cơ thể tê bì và những hành vi không bình thường. Từ vui vẻ, tâm trạng cô trở nên nặng nề, hay kêu khóc ầm ĩ rồi lại cười như điên như dại. Không chỉ vậy, Susannah cũng không thể kiểm soát cơ thể, tay chân hay tạo thành những tư thế lạ. Sau đó Susannah đã bị , và tệ hơn là có những ngày càng nặng hơn.
Cả gia đình cho rằng cô bị quỷ ám, có người thì nói cô mắc bệnh tâm thần. Cuối cùng, cô đã buộc phải tìm đến bác sỹ ở Trung tâm Y tế Langone của Đại học New York.
Trong thời gian nhập viện, tình trạng của nữ nhà báo ngày càng tệ và bắt đầu xuất hiện dấu hiệu hoang tưởng. Cô cho rằng bố đẻ bắt cóc mình, hay ra tay đánh đấm y tá vì cho rằng họ sẽ hại mình. Thậm chí, Susannah tin rằng các nhân viên có thể biến thành người khác để hãm hại cô.
Susannah trong quá trình điều trị bệnh vào năm 2009. (Ảnh: Internet)
Sau một thời gian nghiên cứu, bác sĩ Souhel Najjar bất ngờ đưa ra một yêu cầu, đó là bắt Susannah vẽ một chiếc đồng hồ. Ngay sau khi cầm tờ giấy, vị bác sĩ này đã đoán được căn bệnh mà Susannah mắc phải.
Trong bức phác thảo là hình vẽ của chiếc đồng hồ trong suy nghĩ của Susannah. Thay vì 12 con số được chia đều, Susannah đã "tự bố trí" cho chúng nằm một bên. Điều này chứng tỏ, chỉ có 1 bên não của Susannah bị ảnh hưởng. Đồng thời chứng tỏ rằng Susannah không mắc bệnh về tâm lý mà là ở thần kinh, nghĩa là phải điều trị thể chất chứ không phải tinh thần.
Thay vì 12 con số được trải đều khắp đồng hồ thì tất cả con số chỉ nằm ở 1 bên mà thôi. (Ảnh: Internet)
Bác sĩ điều trị cho Susannah (Ảnh: Internet)
Cuối cùng, bác sĩ kết luận Susannah mắc chứng "anti-NMDA receptor encephalitis" (viêm não thụ thể kháng NMDA). Đây là một căn bệnh do virus lạ ăn mòn não, khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, gây ra những hành động, cảm xúc lạ, không thể kiểm soát. Độ tuổi trung bình của bệnh là 20, trường hợp trẻ nhất mắc bệnh là mới 21 tháng tuổi và 75% người mắc bệnh là nữ giới.
May mắn, sau khi xác định được bệnh, các bác sĩ nhanh chóng đưa ra phác đồ điều trị. Sau một thời gian, Susannah đã bình phục hoàn toàn.
Trở về cuộc sống bình thường, Susannah đã dành hết thời gian để viết nên quyển sách “Brain on Fire: My Month of Madness”, kể lại quá trình căn bệnh tiến triển và sự hồi phục của mình.
Susannah đã viết quyển sách "Brain on Fire: My Month of Madness", kể lại quá trình căn bệnh tiến triển và sự hồi phục của mình. (Ảnh: Internet)
Quyển sách được rất nhiều người quan tâm và tìm mua. Câu chuyện về cô thu hút đến nỗi đạo diễn Gerard Barrett đã chuyển thể thành bộ phim cùng tên Brain On Fire, được công chiếu vào tháng 9/2016 tại Mỹ.
Nghiêm Thu (Nguồn: littlethings, psychiatrictimes)