Một nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học đến từ Trung Quốc, Thụy Điển, Đức và Nhật Bản đã tiến hành một loạt các thử nghiệm trên một mẫu thiên thạch và tìm ra bằng chứng cho thấy có sự sống trên sao Hỏa.
Một thiên thạch được nghiên cứu. Ảnh: CNS
Đài phát thanh Quốc gia Trung Quốc đã tiến hành phỏng vấn Lin Yangting, trưởng nhóm và là một nhà nghiên cứu tại Viện Địa chất và Địa vật lý thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy hàng chục hạt carbon, có kích thước chỉ bằng 1/10 chiều rộng của một sợ tóc, trên một thiên thạch được tìm thấy ở Trái Đất. Nó được cho là có nguồn gốc ở sao Hỏa bởi các phần tử có trong đó tương ứng với những gì mà Mỹ đã phân tích và ghi chép lại khi khám phá hành tinh này vào năm 1976.
Các nhà khoa học đã có thể xác định rằng các hạt carbon không đến từ các chất ô nhiễm có thể “bám” vào thiên thạch sau khi đi vào khí quyển trái đất. Hòn đá thứ 120 từ sao Hỏa mà người ta phát hiện ra trên Trái Đất tại sa mạc Morocco năm 2011 “khó có thể bị ô nhiễm”. Đây cũng là thiên thạch nhỏ tuổi nhất, có niên đại khoảng 600 triệu năm, Lin nói.
Các hạt carbon có thể nguyên chất hoặc là vật chất hữu cơ, do đó, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra chúng dưới thiết bị quan phổ Raman – thiết bị có thể đo được tới nanomet. Sau đó, các cấu trúc hydro, oxy và carbon đều được phân tích. Nhóm nghiên cứu đã so sánh dữ liệu với than và kết luận rằng các hạt vật chất và các chất trầm tích có thể có nguồn gốc từ nước ngầm.
Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu khác của Mỹ đã tiến hành phân tích các hạt lại không đồng ý với kết luận của Lin. Họ nói rằng các hạt có thể được hình thành bởi dung nham, nghĩa là hàm lượng carbon không chứng minh có sự sống tồn tại trên sao Hỏa.
Xem thêm Video người đàn ông để trăn khổng lồ nuốt chửng :
Nhóm của Lin đã tìm thấy một bài viết đăng trên tạp chí quốc tế trong đó tuyên bố rằng nước ngầm tồn tại trên sao Hỏa từ 200 triệu năm trước. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc nói rằng sự sống trên hành tinh này có lẽ khá đơn giản và sơ khai, như vi khuẩn vì cho đến nay, không ai nhìn thấy bất cứ sinh vật sống nào trên hành tinh đỏ.
Bảo Linh (tin tức Wantchinatimes)