Tin mới

Báo Hong Kong: "Đường lưỡi bò" không có chỗ đứng trong dư luận quốc tế

Thứ sáu, 09/05/2014, 08:34 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Tờ South China Morning Post của Hồng Kông đăng bài bình luận cho rằng Bắc Kinh nên cân nhắc lại tuyên bố đường 9 đoạn về chủ quyền trên Biển Đông, bởi lập trường của Bắc Kinh không có chỗ đứng trong dư luận quốc tế.Mỹ không chứng thực hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung QuốcHàng không Trung Quốc phát bản đồ in "đường lưỡi bò" ở Việt NamChủ tịch Trương Tấn Sang phản đối tuyên bố “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

(Tinmoi.vn) Tờ South China Morning Post của Hồng Kông đăng bài bình luận cho rằng Bắc Kinh nên cân nhắc lại tuyên bố đường 9 đoạn về chủ quyền trên Biển Đông, bởi lập trường của Bắc Kinh không có chỗ đứng trong dư luận quốc tế.

 

Ngày 28/4, tờ South China Morning Post đăng bài bình luận của Phó giáo sư Mike Rowse, giám đốc điều hành hãng Stanton Chase International và là một trợ giảng tại đại học Trung Quốc ở Hồng Kông cho rằng, lập trường của Trung Quốc không có chỗ đứng trong dư luận quốc tế. 

Theo ông, người dân Hồng Kông hiểu khá rõ về quần đảo Điếu Ngư ở Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát với tên gọi Senkaku là "lãnh thổ Trung Quốc" từ thế kỷ 14 và chỉ trở thành 1 phần của Nhật Bản sau Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất và hiệp ước Shimonoseki ký tiếp theo năm 1895.

Báo Hong Kong:

Phó giáo sư Mike Rowse

Tuy nhiên, họ không hiểu biết về yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông như đối với Điếu Ngư/Senkaku. Người Hồng Kông chỉ biết sau năm 1949 Trung Quốc đã kiểm soát phần phía Đông quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), chính quyền Pháp (đại diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại) quản lý phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

Ông Rowse cho rằng yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông không chắc chắn, kể cả về mặt đạo đức đối với ngay cả "những người yêu nước và bạn bè Trung Quốc".

Theo ông, cái gọi là đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đưa ra để đòi chủ quyền hầu hết Biển Đông không thể đứng vững trên cơ sở lịch sử và pháp lý. Ngoài ra về mặt địa lý, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần với Việt Nam hơn nhiều so với Trung Quốc đại lục.

Mike Rowse thừa nhận, trong khi Trung Quốc dùng vũ lực (đánh chiếm Hoàng Sa), thì Việt Nam vẫn liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo này.

Chuyên gia này khẳng định "mặc dù không có quyền trong các vấn đề đối ngoại như chính quyền trung ương, người dân Hong Kong vẫn có mong muốn mạnh mẽ về một giải pháp hòa bình cho bế tắc hiện nay".

Trong động thái mới nhất về động thái tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, Trung Quốc đã chuyển một giàn khoan dầu vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cùng nhiều tàu thuyền hộ tống. Hà Nội cho biết các tàu Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng để tấn công tàu tuần tra Việt Nam và liên tục đâm vào tàu Việt Nam khiến 6 người bị thương.  

Hành động trên của Trung Quốc đã bị nhiều quốc gia trên thế giới lên tiếng phản đối, đặc biệt là Mỹ. Mỹ gọi hành động này của Trung Quốc là  "sự khiêu khích và hành vi nguy hiểm". Và Mỹ cũng gọi ý định của Trung Quốc dùng tàu quân sự và máy bay để đẩy tàu Cảnh sát biển Việt Nam ra khỏi khu vực xảy ra sự cố là “áp lực có hại cho an ninh trong khu vực".

Tuy nhiên, phản ứng từ Washington đã gây ra một luận ngoại giao mới trong quan hệ Trung-Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh chỉ trích Mỹ đã can thiệp một cách “bất hợp pháp và vô trách nhiệm”.

Cuối tuần này, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á sẽ bước vào một hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại Myanmar để bàn về khả năng sát cánh cùng nhau đương đầu với đối tác kinh tế hùng mạnh là Trung Quốc.

Khu vực biển thuộc chủ quyền của các nước thành viên ASEAN gồm Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines cũng như Đài Loan có trữ lượng dầu khí rất lớn. Và Trung Quốc đã đòi hỏi chủ quyền với gần hết vùng biển trên, chỉ đồng ý đàm phán song phương với các quốc gia đang tranh chấp và từ chối cách tiếp cận đa quốc gia.

 

Yên Yên (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news