Tin mới

Báo Hong Kong: Kim Jong-un đã phớt lờ đề nghị gia nhập AIIB của TQ

Thứ bảy, 11/04/2015, 11:33 (GMT+7)

Bề ngoài, Triều Tiên là một đất nước khép kín, bị cộng đồng quốc tế xa lánh nhưng bất cứ cường quốc nào cũng muốn có ảnh hưởng tới quốc gia này để đem lại quyền lợi chính trị, kinh tế.

Bề ngoài, Triều Tiên là một đất nước khép kín, bị cộng đồng quốc tế xa lánh nhưng bất cứ cường quốc nào cũng muốn có ảnh hưởng tới quốc gia này để đem lại quyền lợi chính trị, kinh tế.


Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un

Tờ Minh Báo trụ sở ở Hồng Kông, Trung Quốc được truyền thông Đài Loan trích dẫn nguồn tin cho biết ông Kim Jong-un - Chủ tịch nước Triều Tiên đã phớt lờ đề nghị mời ra nhập dự án Ngân hàng Đầu tư AIIB của Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ giữa hai đồng minh này đang ở giai đoạn xấu chưa từng có.

Theo Minh Báo, Bắc Kinh đã buộc phải khước từ đơn đề nghị gia nhập của Triều Tiên vào dự án AIIB do Trung Quốc dẫn dắt sau khi ông Kim Jong-un thể hiện thái độ thờ ơ, phớt lờ đề nghị trước đó Bắc Kinh.

Theo bình luận của tờ báo ở Hồng Kông, Bình Nhưỡng cũng được Bắc Kinh cho là có quan tâm đến việc gia nhập AIIB từ đầu tháng 2 vừa qua.

Tuy nhiên, Bắc Kinh sau đó đột ngột tuyên bố Triều Tiên vẫn là đất nước có nền công nghiệp kém phát triển và là một quốc gia không chịu cung cấp các thông tin cơ bản về thị trường tài chính, kinh tế của chính mình.

Chính vì thế, theo Minh Báo, chính phủ Trung Quốc không để chấp nhận đơn gia nhập của Triều Tiên. Hơn nữa, với những lý do trên, Trung Quốc sẽ khó có thể giải thích những quan ngại của Mỹ và Nhật Bản về các tiêu chuẩn minh bạch quốc tế trong các phiên họp của AIIB.


Ông  Kim Jong-un và phu nhân

Báo TQ cho rằng Triều Tiên buộc phải tuân thủ các quy tắc và luật pháp quốc tế, cụ thể như cung cấp các thông tin chi tiết về nền kinh tế nếu Bình Nhưỡng không muốn tiếp tục bị cô lập cũng như có quyền được tham gia các định chế tài chính quốc tế khác.

Trung Quốc cũng lo ngại phản ứng từ Hàn Quốc, các quốc gia châu Âu - những nước đã nộp đơn tham gia AIIB nếu Bắc Kinh chấp nhận cho Bình Nhưỡng tham gia cuộc chơi do mình dàn dựng.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã trở nên xấu đi khi ông  Kim Jong-un lên nắm quyền thay người cha quá cố Kim Jong-il vào cuối năm 2011.

 

Bắc Kinh từng tuyên bố ủng hộ việc trừng phạt Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc sau khi nước này phóng tên lửa, thử nghiệm hạt nhân khi cộng đồng quốc tế tiếp tục chỉ trích và gia tăng sức ép nhằm vào chính quyền Bình Nhưỡng.

Triều Tiên được cho là đang theo đuổi Chính sách thân Nga, bài Trung bằng cách thiết lập mối quan hệ kinh tế, ngoại giao chặt chẽ hơn với Moscow.

Quan hệ Bình Nhưỡng - Moscow bắt đầu nồng ấm hơn từ năm ngoái (2014) khi Nga trừ nợ cho Triều Tiên đồng thời tuyên bố tổ chức năm hữu nghị Nga - Triều trong 2015.

Ông  Kim Jong-un cũng chấp nhận lời mời tham gia lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng lần thứ 70 sẽ tổ chức tại Moscow vào ngày 9/5 tới đây.

Nếu điều này xảy ra, Nga sẽ là quốc gia đầu tiên ông  Kim Jong-un xuất ngoại trên cương vị Chủ tịch nước Triều Tiên và sẽ là "một nỗi nhục rõ ràng" với Trung Quốc - Minh Báo bình luận.


Tờ Minh Báo cũng tỏ ra hoài nghi về những lợi ích kinh tế và Triều Tiên có thể thu được trong mối quan hệ với Nga bởi tờ báo này cho rằng Nga còn đang khốn đốn với các lệnh trừng phạt của châu Âu và thảm cảnh Giá dầu đang tụt dốc.

Vương Nghị - Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc tháng trước có nói rằng Trung Quốc hoan nghênh quan hệ lâu dài với Triều tiên đồng thời đảm bảo rằng sẽ phát triển quan hệ này như bình thường, không để bị ảnh hưởng bởi bất cứ biến cố đơn lẻ nào.

 

Minh Báo cho hay, ông Vương Nghị đang muốn nhắn với ông  Kim Jong-un rằng Trung - Triều có thể cải thiện quan hệ thông qua một cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo của hai nước và rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ không bỏ qua các triển vọng quan hệ đôi bên.

Bắc Kinh có thể đưa Bình Nhưỡng vào ban điều hành AIIB trở lại Nếu Bình Nhưỡng thực thi các trách nhiệm của mình thông qua việc quay trở lại tham gia các vòng đàm phán hạt nhân 6 bên - Minh Báo kết luận.

Rõ ràng, vẻ bề ngoài, Triều Tiên là một đất nước khép kín, bị cộng đồng quốc tế xa lánh nhưng bất cứ cường quốc nào cũng muốn có ảnh hưởng tới quốc gia này để đem lại quyền lợi chính trị, kinh tế từ đó cho phép họ có chỗ đứng trong các cuộc đàm phán địa chính trị trên quy mô toàn cầu và khu vực.

Những nước này cũng có cách thức gia tăng áp lực cũng như cách tiếp cận riêng của mình đối với chính quyền Bình Nhưỡng, điểm hình trong số này là Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản và thậm chí cả Hàn Quốc - PV

Hòa Bình

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Minh Báo