Tin mới

Bí ẩn kinh hoàng trong hầm mộ của thái giám được Từ Hy sủng ái

Thứ tư, 09/08/2017, 16:42 (GMT+7)

Một ngôi mộ cổ hoành tráng ẩn giấu trong một góc khuất hẻo lánh phía tây nam của khuôn viên trường “Lục nhất” xưa ở Bắc Kinh. Chủ nhân của ngôi mộ này chính là người được Từ Hy thái hậu một mực sủng ái-đại thái giám nổi tiếng Lý Liên Anh.

Một ngôi mộ cổ hoành tráng ẩn giấu trong một góc khuất hẻo lánh phía tây nam của khuôn viên trường “Lục nhất” xưa ở Bắc Kinh. Chủ nhân của ngôi mộ này chính là người được Từ Hy thái hậu một mực sủng ái-đại thái giám nổi tiếng Lý Liên Anh.

Phần mộ cổ nằm ở khu đất rộng hơn 20 mẫu, kéo dài từ cực nam là cầu Kim Thủy, từ cầu sang hướng bắc có một nhà bia đầy khí thế được xây bằng đá ngọc trắng thời Hán.

Năm 1966, một đội khoảng 5,6 người tiến hành khai quật mộ của Lý Liên Anh. Khi đó, trải qua nhiều năm, ngôi mộ chỉ còn là một gò đất có hình lô cốt ẩn tại một góc hoang vui tại khu Hải Điện (Bắc Kinh).

Lý Liên Anh là tâm phúc được Từ Hy cả đời tín nhiệm.

Trong hơn 1 tuần đào liên tục, 6 người vô cùng bàng hoàng khi cả ngôi mộ dường như không hề bị ảnh hưởng vì được xây dựng bằng hỗn hợp đất trộn lòng trắng trứng gà, cháo gạo nếp, vôi và đất bazan. Sau hơn 1 tuần, một hốc nhỏ trên mộ đã được lộ ra tầng đá hoa cương. Thế nhưng, sau vài nhát búa lớp hoa cương vẫn không hề bị ảnh hưởng.

Khi đó, nhóm người này vô cùng tuyệt vọng. Đúng lúc này có một cụ già bước đến. Cụ già này nói với nhóm người, “đào thế vô ích, lại đây ta chỉ cho cách". Cụ già chỉ về hướng bia mộ và nói hãy đào từ đây, phía dưới chính là địa cung, phía sau sẽ là đường chính, lúc nhỏ ta thường chui xuống đó chơi.

"Kim tỉnh ngọc táng" sang trọng:

Nơi cụ già chỉ là gần 2 tấm bia đá lớn phía trước mộ. Sau khi dọn sách tầng đá răm dưới lớp đất hỗn hợp, một tảng đá màu xanh hiện ra, với một cái hộc hình tròn-nơi âm dương thông nhau. Mặt trước của ngôi mộ có một khoảng rộng khoảng 3 mét vuông và được cắt từ đá ngọc trắng quý báu của thời Hán.

Hai bức tường phía Đông-Tây đều được khắc họa những bức tranh tinh xảo. Hai bên Nam Bắc đều có cửa. Phía sau cửa có một quả cầu đá chặn cửa chính, có một rãnh nhỏ chạy dọc ở dưới.  Khi cửa đóng lại quả cầu sẽ tự động lăn vào rãnh giống như cái chốt chặn lại nên ở ngoài không thể đẩy vào được.

Quan tài của thái giám Lý Liên Anh có màu đỏ tía, với hình ảnh kim hoa tinh xảo được  khắc trên đầu. Phía trên nơi đăt quan tài được đúc đá bạch ngọc, trên đục lỗ tròn, bên trong treo một hầu bao đựng ngọc và một ít tiền đồng.

Với cách bài trí này có thể thấy, thái giám này được mai táng theo hình thức “Kim tỉnh ngọc táng”. :Kim tỉnh ngọc táng” là một hình thức mai táng cao quý thời bấy giờ.

Khi quan tài được mở, một hình người được xếp ngay ngắn, với đầu-cổ-chân tay đầy đủ và được đắp chăn.

Một giáo viên trường “Lục nhất” (Bắc Kinh), ông Trương Quảng Trị là một trong những người trực tiếp tham gia quá trình khai quật từ đầu đến cuối.

Ông Trương kể lại, sau khi lật lớp chăn phía trên, phát hiện một lớp bùn đen ở phía dưới. Sau khi xem xét nhận ra thực chất đây là lớp mủn do chăn tạo ra. Những người này tiếp tục khám phá ngôi mộ.

Khi một người đưa tay sờ vào áo quan thì chiếc giày phía bên phải tuột ra. Họ lật tiếp lớp quần áo rất dày với lớp ngoài cùng là một áo khoác dài chưa hề mục nát. Nhưng điều kinh hoàng là, họ không hề tìm thấy xương cốt mà toàn bộ là đồ gần giống bông gòn đen.

Sờ đến phần eo của thi thể, những người khai quật tìm thấy một chuỗi tràng hạt với hơn 50 món kim ngân châu bảo. Đây là những đồ được tùy táng sau khi Lý Liên Anh chết đi.

Khi tiến đến xem phần đầu quan tài, ông Trương cho biết họ tìm thấy một hộp xương sọ với phần xương gò má cao, hàm răng vẩu, bên ngoài còn bọc một lớp da.

Một câu hỏi lớn được đặt ra là, tại sao trong quan tài chỉ có phần xương sọ mà không tìm thấy xương cốt phần thân và nguyên nhân gây ra cái chết của Lý Liên Anh là gì?

Cái chết bí ẩn của Lý Liên Anh:

Tháng 10/1908, Từ Hy thái hậu qua đời. Trong cuốn “Lý thị gia phả” có ghi rằng “Bách nhật hiếu mãn, xuất cung dưỡng lão” (tức đợi sau 100 ngày mất của Từ Hy thì Lý Liên Anh đã xuất cung về quê dưỡng lão).

Sau khi về quê ở ngõ Miên Hoa (Bắc Kinh), thái giám Lý Liên Anh cả ngày chỉ ở nhà ăn chay niệm Phật chứ không hề đi ra ngoài. Ba năm sau cái chết của Từ Hy Thái hậu, Lý Liên Anh cũng qua đời. Theo người nhà Lý gia, nguyên nhân cái chết của thái giám Lý Liên Anh là do bệnh kiết lỵ. Tuy nhiên, nếu tìm trong hồ sơ của triều nhà Thanh, cái chết của Lý Liên Anh  hoàn toàn không ghi rõ nguyên nhân.

Nếu căn cứ vào những gì còn sót lại sau khi khai quật mộ, nhiều người đặt ra giả thuyết rằng, tên thái giám nổi tiếng này nhiều khả năng đã bị giết. Nghi ngờ được đặt ra là, ai là người làm việc này và mục đích của người này là gì.

Lý giải về giả thuyết này, ba cách giải thích đã được đưa ra:

Lý Liên Anh có thể là kết quả trả thù của những người làm cách mạng. Trong cuộc chiến giữa Từ Hy Thái hậu và hoàng đế Quang Tự, thái giám Lý Liên Anh đã thể hiện sự ủng hộ đối với thái hậu và chọn cách đả kích hoàng đế. Tuy nhiên, cách lý giải này vấp phải sự phản đối của nhiều học giả. Những người này cho rằng, Lý Liên Anh chưa từng tham gia vào cuộc chiến đảng phái, nên ông ta khó có thể đắc tội với họ. Hơn nữa, cái chết của Lý Liên Anh diễn ra 3 năm sau khi Từ Hy Thái hậu qua đời, nên có giết ông ta cũng không mang lại lợi ích gì.

Người đứng bên phải là Lý Liên Anh.

Giả thuyết thứ hai là cái chết của thái giám được Từ Hy Thái hậu sủng ái này có thể liên quan đến Giang Triều Tông và Tiểu Đức Trương. Đây là cách lý giải cá nhân của Nhan Nghi Dân. Trong tác phẩm văn chương của mình, ông đã dẫn ra chi tiết rằng khi Giang Triều Tông nhậm chức đề đốc Cửu Môn đã mời Lý Liên Anh dùng cơm, sau đó phái người giết chết ông ta ở Hậu Hải, Bắc Kinh. 

Theo những người ủng hộ quan điểm này, Giang Triều Tông chính là tay chân thân cận của Viên Thế Khải. Vì Lý Liên Anh khi còn ở trong cung đã từng đắc tội với Viên Thế Khải nên đã bị hạ lệnh giết.

Tiểu Đức Trương vốn là người kế nhiệm của Lý Liên Anh, và động cơ giết người là vì tranh giành gia.

Thế nhưng, cách giải thích này cũng bị phản đối. Thời điểm Lý Liên Anh chết, Giang Triều Tông đang nhậm chức ở thị trấn Hán Trung, Thiểm Tây; đến năm 1912 mới về Bắc Kinh. Vì vậy, việc ông ta ở xa hàng nghìn dặm nên mời Lý Liên Anh ăn cơm để mưu sát là không tồn tại.

Giả thuyết cuối cùng được đặt ra là, Lý Liên Anh bị thổ phỉ giết khi đang trên đường đi đòi nợ. Giả thuyết này cũng bị phản đối, vì với thân phận giàu có của Lý Liên Anh, đâu là lý do khiến ông ta phải đích thân đi đòi nợ. Một số người cho rằng, cháu gái của Lý Liên Anh được gả cho một gia đình ở huyện Vô Lệ, Sơn Đông. Thái giám Lý bị giết khi trên đường thăm cháu và đi vãn cảnh núi Thái Sơn. Hai tên thị vệ theo hầu thì sợ hãi tột cùng chỉ kịp nhặt được thủ cấp của Lý Liên Anh tháo chạy về kinh.

Tuy nhiên, đây chỉ là những giả thuyết được dân gian truyền lại. Cho dù là cách giải thích nào thì việc thi thể không nguyên vẹn trong quan tài của Lý Liên Anh là sự thật. Bí mật về nguyên nhân cái chết của ông ta có thể một ngày nào đó sẽ được tìm ra, nhưng cũng có thể mãi mãi chìm trong bóng đêm của quá khứ lịch sử.

Nghiêm Thu (Đa chiều)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news