Những thi thể chỉ nặng khoảng 20kg nhưng vẫn còn nguyên vẹn, không hề bị phân hủy suốt hàng trăm năm qua được tìm thấy trong thành phố Venzone, Italia.
Những thi thể ở Venzone hàng trăm năm không bị phân hủy. |
Mặc dù không nhưng những thi thể được tìm thấy trong các ngôi mộ tại nhà thờ thuộc thành phố nhỏ Venzone (tỉnh Udine của Italia), lại khiến nhiều nhà khoa học kinh ngạc khi trải qua hàng trăm năm mà không hề bị phân hủy.
Theo đó, vào năm 1647, người ta vô tình khai quật thấy một thi thể người đàn ông ở trong một ngôi mộ thuộc khuôn viên nhà thờ Saint Andrew của thành phố Venzone. Ngay sau đó, một số thi thể còn nguyên vẹn khác cũng được tìm thấy. Điều đáng chú ý là tất cả đều không bị phân hủy dù chưa được tiến hành ướp xác.
Theo các nhà nghiên cứu, những thi thể này đều cực kỳ nhẹ, làn da chuyển sang màu vàng nâu trông giống như da thuộc và trọng lượng chủ yếu dao động từ 10-20 kg.
Những thi thể này không hề bị phân hủy dù không được ướp xác.
Tính đến thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tất cả 42 thi thể kỳ lạ này ở bên trong các khu mộ tại nhà thờ. Tuy nhiên, sau một trận động đất xảy ra vào năm 1976, số lượng "" này giảm xuống chỉ còn 15.
Bí ẩn trăm năm đằng sau những "xác ướp" không phân hủy, chỉ nặng khoảng 20kg
Khác với những hài cốt khác, điều khiến cho những thi thể ở Venzone trở nên bất thường và khó lý giải là cơ thể của họ chưa bao giờ bị phân hủy sau hàng trăm năm. Để giải mã bí ẩn này, các nhà khoa học bắt đầu tiến hành điều tra "chìa khóa" đã giúp những thi thể này ngăn chặn quá trình phân hủy của tự nhiên.
Phần da bị khô lại nhưng một số cơ quan nội tạng của những "xác ướp" này vẫn còn gần như nguyên vẹn.
Kết quả cho thấy đa phần những "xác ướp" này đều giống nhau về ngoại hình và một số cơ quan nội tạng trong cơ thể vẫn còn gần như nguyên vẹn, mặc dù đã bị thay đổi nhiều. Họ đều được ướp xác nhờ các quá trình tự nhiên, nhưng nguyên nhân giúp những xác ướp Venzone được bảo tồn nguyên vẹn thì vẫn còn là một bí ẩn.
Khác với việc ướp xác bằng cách sử dụng hóa chất tương tự như ở Ai Cập, Peru và Mexico, theo các nhà nghiên cứu, phương pháp uớp xác đôi khi cũng dựa theo tự nhiên.
Phương pháp ướp xác này biểu hiện là đa phần những xác ướp khi được tìm thấy đều được "sấy khô" tự nhiên, và sau khi ra khỏi nơi chôn cất có thể chống lại quá trình phân hủy khi tiếp xúc với không khí bên ngoài.
Sau hàng trăm năm, những "xác ướp" ở Venzone vẫn chưa bị phân hủy dù không được tiến hành ướp xác có chủ đích.
Lý giải về ướp xác tự nhiên, các nhà khoa học hiện đại nhận định Hypha tombicitia, một loại nấm ký sinh có thể đã góp phần giúp những thi thể không bị phân hủy bằng cách liên tục khử nước ở các cơ quan trong cơ thể trước khi chúng bắt đầu phân hủy.
Theo các chuyên gia, loại nấm ký sinh Hypha tombicitia được phát hiện ở một số thi thể và xuất hiện trong các quan tài bằng gỗ. Loại nấm này phát triển trong các ngôi mộ thuộc khuôn viên nhà thờ, và khử nước trong các thi thể suốt một thời gian dài khiến cho phần da của họ trở nên khô lại.
Tuy nhiên, nấm ký sinh Hypha tombicitia chưa đủ để khẳng định là nguyên nhân khiến các thi thể ở đây được bảo quản hoàn hảo đến như vậy. Một số nhà khoa học cho rằng sở dĩ những thi thể không bị phân hủy còn do tác động từ phần đất đá vôi xung quanh.
Dù có không ít ý kiến đề xuất về nguyên nhân khiến những thi thể ở Venzone vẫn còn nguyên vẹn sau hàng trăm năm nhưng tới nay đây vẫn được coi là bí ẩn chưa có lời giải đáp chính xác, đặc biệt là trong bối cảnh việc quan sát về quá trình ướp xác tự nhiên còn gặp không ít khó khăn.
Tham khảo ảnh/nguồn: Ancientpages