Trên trang cá nhân, Hồng Quế viết. "Đúng là cô Tiên, vì phải là Tiên mới làm được điều phi thường. Bao nhiêu năm đèn sách của dân kiểm toán cũng phải ngả mũ trước một cô Tiên. Một công ty nhỏ khoảng 10 - 20 tỷ mà giấy tờ kiểm toán còn lên khoảng mấy chồng, nhưng không, 178 tỷ chỉ cần một tờ giấy A4 lem nhem. Thôi thì cô Tiên ngoài đời thực version 2020, em vẫn là 'nể và bái phục'.
Cũng may là đoàn cứu trợ bọn em vào những nơi mà cô Tiên báo hoãn không vào, người dân mòn mỏi chờ đợi, đội mưa và phút 91 nhận được điện báo là hoãn, đến nay chưa có ngày quay lại. Cảm ơn cô Tiên đã chừa ra một số nơi 'nhỏ bé' đó để đoàn cứu trợ chúng em có cơ hội giúp đỡ người dân đáng thương, thiệt thòi".
Không lâu sau khi đăng tải, chân dài này đã xóa bài viết khỏi trang cá nhân.
Trước thắc mắc của Hồng Quế, ca sĩ Thủy Tiên cho biết: "Thứ nhất, tôi không có trách nhiệm trình bày với những người không gửi tiền vào tài khoản của tôi. Tôi chỉ có trách nhiệm trình bày với những người đã gửi tiền vào quỹ cho đợt cứu trợ miền Trung vừa rồi, để họ nắm được thông tin, biết được tiền đi đâu.
Tôi có trách nhiệm với những người đó, còn những người không liên quan, họ không gửi tiền vào tài khoản thì tôi không có trách nhiệm phải trình bày tại sao làm như thế này, làm như thế nọ...
Thứ hai, việc ở Quảng Trị, tôi ngừng phát tiền là có lý do sai sót một chút về danh sách. Tôi mong muốn được trao tiền đúng người vì đó là trách nhiệm của tôi đã hứa với mạnh thường quân ban đầu. Vì vậy tôi dừng lại để soát lại danh sách và sau đó đã quyết định trao đồng đều, ai cũng có tiền hết".
Cho nên những người hôm trước bị ngừng lại cũng như những người khác, ai cũng nhận được tiền chứ không thể nói tôi chừa người nào cả. Hải Lăng có bao nhiêu hộ là trao hết bấy nhiêu hộ, không có người nào không có tiền. Cho nên cô ấy phải suy nghĩ lại lời nói như vậy".
Để thoả lòng anti-fan, Thủy Tiên đã công bố xác nhận kèm sao kê ngân hàng tổng số tiền chi cho 3 chuyến đi của mình. Theo nữ ca sĩ chia sẻ, số tiền mặt đã trao cho 61.532 hộ dân ở 7 tỉnh miền Trung là 178 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, số tiền lấy từ ngân hàng chỉ có 177.5 tỷ VNĐ. Ảnh: FB
Đi kèm giấy tờ xác nhận sao kê còn có giấy xác nhận đóng mộc đỏ của chính quyền về số tiền thực tế vợ chồng cô hỗ trợ bà con. Ảnh: FB
Trước đó, một bài đăng chỉ ra những điểm bất hợp lý nhanh chóng xuất hiện và được chia sẻ rộng rãi, thuyết phục được nhiều người vì độ lập luận. Dù vậy, fan của vợ chồng Thủy Tiên – Công Vinh vẫn cho rằng không nên quá xét nét, bới móc mọi việc.
Nội dung bài đăng như sau: “NGƯỜI PHÁT TIỀN TRONG QUÁ KHỨ VÀ TRƯỚC TƯƠNG LAI
Mình hôm qua đã đọc status sao kê của TT và CV9 trong đợt cứu trợ vừa qua. Với số tiền lên đến 170 tỷ đồng, nhưng thực sự ngoại trừ sao kê của ngân hàng thì gần như các giấy tờ khác (bao gồm cả giấy viết tay và giấy xác nhận, thư cảm ơn, biên bản…) thì đều có rất nhiều sai sót, có rất nhiều chi tiết vô lý khiến người ta khó lòng hiểu được đây là dốt hay sơ ý, cẩu thả.
Về bản sao kê của Ngân hàng – cái này thì có độ chính xác cao và không thể nghi ngờ. Tuy nhiên, sao kê này chỉ có thể chứng minh đến thời điểm A tiền về tài khoản của TT là bao nhiêu, thời điểm B TT rút bao nhiêu tiền và đến thời điểm Z thì tài khoản đó có số dư như thế nào. Nó không có tác dụng chứng minh TT đã làm gì với những số tiền đó. Thậm chí nếu T có rút 50 tỷ, 50 tỷ, 30 tỷ, 40 tỷ chia đều làm các lần rồi đem về nhà cất hoặc đem sang ngân hàng khác gửi thì cũng chẳng ai biết được, sao kê bên VCB sẽ hiển thị số ban đầu, số phát sinh và số dư sau khi làm sao kê. Chấm hết!
Về nội dung các văn bản, bao gồm cả bảng kê viết tay, các giấy xác nhận, biên bản hay thư cảm ơn thì đều có rất nhiều sai sót mà theo như góc nhìn của dân kế toán kiểm toán có kinh nghiệm thì đó là những lỗi sai không thể chấp nhận, khó lòng để làm chứng từ sổ sách.
Đầu tiên là những giấy tờ có đóng dấu đỏ của cơ quan nhà nước. Ví dụ ở giấy xác nhận của MTTQVN Huyện Đại Lộc, ngày ký là ngày 22 tháng 11 năm 2020, nhưng ngày ghi xác nhận lại là ngày 22 tháng 12 năm 2020 (tạm coi như đây là một sự nhầm lẫn).
Hơn 40 ngày, vợ chồng Thuỷ Tiên đã đến 7 tỉnh thành tại đây, hỗ trợ kịp thời cho những người dân chịu ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ. Ảnh: FB
Tiếp đến biên bản xác nhận của 2 huyện Thiệu Phong và Hải Lăng, biên bản này thì sơ sài hơn, không thấy ghi ‘có danh sách kèm theo’ và trên biên bản cũng không ghi cụ thể số hộ và số tiền mà chỉ ghi là ‘gần’ và ‘khoảng’, thậm chí biên bản được lập ngày 12 tháng 11 và làm thành 2 bản mỗi bên giữ một bản nhưng lại chỉ có 1 bên ký biên bản và đóng dấu, bên còn lại đến hôm đăng hình công bố là ngày 22 tháng 11 (sau 10 hôm) vẫn chưa ký biên bản, chưa xác nhận – thế thì lấy căn cứ nào để biên bản đó có hiệu lực – như thế này thì liệu có cơ quan kiểm toán hay kế toán nào căn cứ để làm chứng từ được?
Theo thống kê trong 3 đợt Từ thiện của Thuỷ tiên, số hộ dân được giúp đỡ là 61.532 hộ, mỗi hộ ít nhất từ 2-6 người được giúp đỡ, con số thực tế có thể lên đến 120.000-200.000 người. Ảnh: FB
Tiếp đến văn bản xác nhận của UBMTTQ xã Hương Phong, ngày trên văn bản là ngày 19 tháng 11 năm 2020 nhưng ngày căn cứ để thống kê thiệt hại lại là ngày 15 tháng 11 năm 2012 (8 năm trước), ấy thế mà vợ chồng TT – CV đọc cũng không kiểm tra và cứ thể đăng lên.
Một lỗi rất ngớ ngẩn nữa là trong văn bản xác nhận của UBMTTQ xã Quảng An, mỗi hộ dân được phát 1 triệu đồng, tổng cộng có 2632 suất quà và số tiền là “2.616.500.000 đồng”. Như vậy nếu đem chia số tiền cho số suất quà thì mỗi hộ chỉ được khoảng hơn 900.000 đồng, và nếu chia cho 2616 hộ thì còn thiếu 16 hộ và lẻ 500.000 đồng. Phát quà kiểu gì mà trên biển bản nói một đằng nhưng số tiền lại ghi thành một nẻo vậy? Và quan trọng hơn hết là cũng chẳng thấy chụp danh sách kèm theo.
'Tổng thiệt hại của nhà trồng được 3tỷ 690 triệu, 250 triệu vé bay ăn ở là có 180 triệu từ quỹ đen của mình đấy, tức đấy, mất công mất sức mất hợp đồng mà còn được cho là ăn chặn tiền từ thiện. Thêm 1 lần nữa tui tuyên bố 'bỏ vợ' luôn', Công Vinh viết.
Ai xem livestream của TT cũng thấy, TT phát tiền rất tùy tiện, không theo công thức hay quy chuẩn hoặc chia từ trước cho vào phong bì để trao. Cứ cầm từng sấp tiền rồi phát rất cảm tính, có hộ được cho 200 triệu, có hộ được cho 15 triệu, có hộ 10 triệu và có hộ 1 2 triệu. Chưa kể các khoản tiền mà TT nói trích lại để xây nhà chống lũ (chưa được triển khai làm) nhưng vẫn được đưa vào bảng kê để đưa ra con số tổng chi là: 178.541.500.000 ‘tỷ đồng’ (Cái lỗi ‘tỷ đồng’ này cũng là một lỗi rất khó chấp nhận, khi anh làm dự toán anh có thể để đơn vị tính là nghìn đồng, hoặc triệu đồng, nhưng khi đã quyết toán và làm bảng kê thì đơn vị phải là đồng Việt Nam và bắt buộc phải chính xác dù chỉ 1 đồng. Mình hồi mới ra trường đã từng bị chị kế toán ở cơ quan bắt ngồi cộng từng khoản trong các hóa đơn và báo cáo chỉ vì lệch so với hệ thống 1 đồng.
Quan trọng hơn hết, tiền là do TT phát, giấy tờ xác nhận thì hoàn toàn có thể làm sau khi phát xong tiền và chẳng ai giám sát được việc phát tiền của TT – các cơ quan nhà nước có mặt chỉ để chứng kiến và hỗ trợ ổn định ban đầu, tiêu chí họ không đặt ra mà do TT đặt vấn đề, danh sách cũng có thể lập đi lập lại nhiều lần (như vụ việc ở Hải Lăng), tiền do TT phát ngẫu hứng và có người được nhiều, có người được ít, có người bị xúc phạm đến mức trả lại… do vậy biên bản được lập ra chưa chắc phản ánh được sự thật khách quan và số tiền chính xác đã đưa ra.
Mình tạm không nói về chuyện minh bạch hay không minh bạch trong hành động của TT, nhưng mình nghĩ có vẻ như TT và ekip cùng CV9 đang tìm cách để hơn thua với những người họ coi là “anti fan” thì đúng hơn, họ muốn có “bằng chứng” để “khóa mõm” antifan, nhưng không hiểu vì kém hiểu biết hay vì quá cấp tập mà họ mắc quá nhiều sai lầm trong những bằng chứng của mình.
Hy vọng có 1 đơn vị kiểm toán đủ khả năng giúp T khắc phục những sai sót trên!”.