Tin mới

Bí mật khiến Tử Cấm Thành trường tồn qua hơn 200 trận động đất suốt 600 năm

Thứ hai, 28/06/2021, 17:27 (GMT+7)

Trong suốt 600 năm qua, Tử Cấm Thành đã đứng vững qua hơn 200 trận động đất. Điều gì đã tạo nên kỳ tích này? Cho đến nay, giới khoa học vẫn không hết kinh ngạc khi biết dược sự thật.

Sự hiện diện của các trận động đất ở Trung Quốc đã thôi thúc các kiến trúc sư thời bấy giờ tạo ra một cấu trúc rầm chia để bảo vệ các công trình và điều này khiến các thiếu kế châu Âu phải hổ thẹn. Ngay từ những năm 500 trước Công nguyên, các nhà xây dựng Trung Quốc đã phát triển những cấu trúc chống chịu thiên tai với các giá đỡ hình bông hoa lồng vào nhau gọi là "đấu củng" (dougong), giúp giảm tác động của động đất lên các tòa nhà. Những khớp nối này hiệu quả tới mức giúp Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh chịu được 200 trận động đất trong 600 năm.

Các giá đỡ hình bông hoa lồng vào nhau gọi là 'đấu củng' xuất hiện tại Tử Cấm Thành. Ảnh: Internet
Các giá đỡ hình bông hoa lồng vào nhau gọi là "đấu củng" xuất hiện tại Tử Cấm Thành. Ảnh: Internet

Những chuyên gia về nghề mộc quyết định tìm hiểu xem Tử Cấm Thành đã sống sót qua rất nhiều trận động đất, kể cả những trận động đất khủng khiếp nhất thế kỷ 20 như thế nào. Họ đã xây dựng một mô hình tòa nhà trong Tử Cấm Thành trên đỉnh bàn lắc. Để đạt được độ chính xác cao, họ đã dựa trên các kỹ thuật và công cụ truyền thống. Sau đó, họ đưa cấu trúc có thích thước bằng 1/5 các tòa nhà thật vào để thử nghiệm những trận động đất mô phỏng. Trận động đất lớn nhất mà chúng ta từng ghi nhận trong lịch sử mạnh 9,5 độ richter. Nhưng mô hình không chỉ chịu đựng được nó mà còn chịu được trận động đất mạnh tới 10,1 độ richter.

Khi các chuyên gia thời nay tái hiện lại cấu trúc này trên mô hình và thử nghiệm với các trận động đất cực mạnh, cấu trúc vẫn đứng vững. Ảnh: Internet
Khi các chuyên gia thời nay tái hiện lại cấu trúc này trên mô hình và thử nghiệm với các trận động đất cực mạnh, cấu trúc vẫn đứng vững. Ảnh: Internet

Đấu củng thường nằm bên dưới mái hiên và mái nhà. Trong trường hợp xảy ra động đất, chúng sẽ chuyển trọng lượng của mái nhà sang các cột đỡ của các tòa nhà trong Tử Cấm Thành. Chúng không cần đinh hay keo để kết nối với nhau. Những rầm chia này không dễ bị lung lay cũng không quá cứng nên chúng sẽ vỡ ra nếu gặp áp lực. Nhiều khớp nối giúp chúng duy trì ổn định.

Trong trường hợp xảy ra động đất, đấu củng sẽ chuyển trọng lượng của mái nhà lên các cột nhà. Ảnh: Internet
Trong trường hợp xảy ra động đất, đấu củng sẽ chuyển trọng lượng của mái nhà lên các cột nhà. Ảnh: Internet

Một trong những điều đáng kinh ngạc hơn khi các chuyên gia tiến hành kiểm tra đó là các cột nhà được thiết kế giống như trong Tử Cấm Thành có chân đế tự do và không bị lún vào nền móng. Chúng chao đảo trong trận động đất mạnh 10,1 độ richter nhưng không bị đổ sụp.

Đấu củng có niên đại hơn 2.500 năm và đã giúp nhiều công trình kiến trúc Trung Quốc, trong đó có Tử Cấm Thành đứng vững trước động đất. Ảnh: Internet
Đấu củng có niên đại hơn 2.500 năm và đã giúp nhiều công trình kiến trúc Trung Quốc, trong đó có Tử Cấm Thành đứng vững trước động đất. Ảnh: Internet

Đấu củng xuất hiện trong các cung điện và đền thờ. Theo People's Daily Online, nó được sử dụng rộng rãi vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài từ khoảng năm 770 đến năm 476 trước Công nguyên.

>> Xem thêm: Bí mật khiến mái nhà Tử Cấm Thành 'sạch bong kin kít' sau hơn 600 năm

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news