Theo trang Live Science, nghiên cứu mới nhất cho thấy, virus Corona Vũ Hán đang hoành hành trên toàn thế giới đã xuất hiện những đột biến rõ ràng. Đột biến có tên "D614G" sẽ khiến virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người hơn, dẫn đến khả năng lây nhiễm của virus tăng gấp nhiều lần.
Biến chủng D614G (hay chủng G) của virus SARS-CoV-2 xuất hiện rải rác từ tháng 2-2020. Tuy nhiên, những tháng gần đây, các mẫu bệnh phẩm có sự hiện diện của nó ngày càng tăng trên khắp thế giới.
Chủng G bắt đầu nổi lên, chiếm đến 67% trong tháng 3, rồi tăng lên 78% từ ngày 1/4 đến ngày 18/5. Ảnh minh hoạ
Hiện tượng này làm các nhà khoa học quan tâm. Họ chưa hiểu rõ chủng G với đột biến trên gai protein có làm nó dễ lây lan hơn so với chủng D vốn từng phổ biến ở Vũ Hán không, hay sự gia tăng nhanh chóng của nó chỉ là tình cờ.
Trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Cell đầu tháng này, một nhóm khoa học nhận định chủng G nổi lên sau quá trình chọn lọc tự nhiên, theo đó đột biến trên gai giúp virus dễ dàng xâm nhập tế bào hơn so với các chủng khác.
SARS-CoV-2 dùng các gai protein (xanh đậm) để xâm nhập tế bào, bắt tế bào nhân bản RNA (màu vàng) của nó. Ảnh: LiveScience
Hôm 6/7, ông Danny Altmann, một chuyên gia miễn dịch học tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn, cho rằng đợt bùng phát thứ hai của đại dịch sẽ đến, mặc dù chính phủ các nước đã có sự chuẩn bị tốt hơn cho việc tái nhiễm, nhưng tình hình sẽ vẫn "cực kỳ, cực kỳ đáng sợ".
Theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí nổi tiếng Tế bào (Cell) vào ngày 2/7, các biến thể của virus SARS-CoV-2 hiện đang phát tán trên toàn thế giới dễ dàng lây nhiễm sang tế bào của con người hơn là virus gốc. Đây cũng là một trong những lý do khiến dịch bệnh không ngừng gia tăng ở Hoa Kỳ và Nam Mỹ.
Nghiên cứu cho thấy, 29% mẫu virus SARS-CoV-2 xuất hiện đột biến D614G. Đột biến này xảy ra trên Spike protein - chìa khóa liên kết của virus với cơ thể người, do đó làm tăng số lượng chìa khóa để virus xâm nhập vào cơ thể người, và khiến việc lây nhiễm sang người càng dễ dàng hơn.
Ngay từ tháng 4, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, biến thể D614G của virus SARS-CoV-2 trong điều kiện phòng thí nghiệm có thể lây nhiễm nhiều tế bào hơn trên cơ sở thay đổi protease (trong cùng một phản ứng, các protease khác nhau có các hướng xúc tác khác nhau), đột biến virus đã làm tăng khả năng lây nhiễm lên từ 3 đến 6 lần.
Tuy nhiên đây chưa phải kết luận cuối cùng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chủng G có thể nổi lên chỉ do tình cờ, ví dụ nó lọt vào một cộng đồng dân số có sự kết nối nhiều hơn, tạo ra nhiều sự kiện siêu lây nhiễm.
"Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lây của virus, ví dụ khả năng rời cơ thể vật chủ, khả năng sống sót ở môi trường bên ngoài cho đến khi tìm được vật chủ mới...", nhà dịch tễ Nathan Grubaugh của Đại học Yale (Mỹ) nhận định.