(Tinmoi.vn) Cuộc hôn nhân của Ye Jinxiu được tính bằng 17 năm săn tìm cậu con trai bị bắt cóc. Và khi bà tìm thấy con trai, cậu bé đã trở thành một người đàn ông trưởng thành và xa lạ, anh không muốn gì từ mẹ mình.
Bà Ye Jinxiu, 59 tuổi ngồi trước những bức ảnh tìm con bị mất tích trên đường phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, ngày 23/20/2013. Ảnh: AFP |
Hiện đã 59 tuổi, vô gia cư và độc thân, bà Ye đi lang thang trên các con đường ở Fuzhou, bờ biển phía Đông Trung Quốc để giúp các ông bố bà mẹ đi tìm con của mình, cống hiến chút sức tàn cho điều bà biết là do một nguyên nhân lớn.
Có hàng chục nghìn đứa trẻ, hầu hết là con trai được cho là đã bị mất tích mỗi năm ở Trung Quôc. Hầu hết chúng bị bán nội trong nước để đáp ứng Chính sách một con của Trung Quốc, mà theo truyền thống là con trai cho những gia đình có nhu cầu. Tuy nhiên, cảnh sát tỏ ra thờ ơ trước đơn khiếu nại của bà Ye.
“Có một đứa con bị bắt cóc còn đau đớn hơn là trái tim bạn bị xé rách ra từng mảng”, bà nói, vừa nhìn chằm chằm vào tấm pano in thông báo “mất tích” và một khuôn mặt trẻ thơ mũm mĩm bên ngoài một bến xe bus.
Bà nói: “Nếu ai đó rạch nát trái tim bạn trong một vài giây, bạn sẽ chết và không biết gì nữa. Còn nếu con bạn bị bắt cóc và chưa tìm thấy, hàng ngày mỗi khi tỉnh dậy, trái tim bạn sẽ lại đau đớn vì lo nghĩ.”
Ở Trung Quốc, rất nhiều trẻ em bị bắt cóc ở một nơi nghèo hơn và bán cho các gia đình giàu hơn ở phía Đông. Những em bé sinh ra trong các vùng nông thôn đặc biệt dễ tổn thương, khi cả bố và mẹ đều đi đến nơi khác để kiếm sống và để cho ông bà già cả chăm sóc thay.
Người qua đường đang dừng lại nhìn các bức ảnh tìm con bị mất tích được bà Ye Jinxiu sắp xếp trên các đường phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, ngày 23/20/2013. Ảnh: AFP |
Cảnh sát thỉnh thoảng lại từ chối các trường hợp này bởi cơ hôi thấp phá án thành công làm giảm thành tích của họ và họ không muốn truy nã các gia đình mua con, theo ông Deng, một phóng viên giúp tìm các đứa trẻ cho biết.
Tháng 12 vừa qua, một bác sĩ ở tình Shaanxi cũng phải ra tòa vì bán bảy đứa trẻ sơ sinh sau khi thuyết phục các bậc cha mẹ từ bỏ con mình vì chúng quá ốm yếu, theo truyền thông Trung Quốc cho biết.
Các báo cáo hai tháng gần đây cho biết, một cặp đôi ở Thượng Hải đã bán con gái mình để mua một chiếc iPhone. Họ tuyên bố hành động này là để giúp đứa trẻ có một cuộc sống tốt hơn khi được vào một gia đình giàu có.
Yang Jing, một bà mẹ 35 tuổi đến từ miền Tây Nam Sichuan, cho hãng AFP biết, bà đã dành 15 năm để tìm lại cậu con trai sau khi em bị bán cho một gia đình giàu có ở Jiangsu bởi chính người chồng.
Bà Ye, ở Fuzhou, nói rằng bà đã đi ngang dọc hơn 10 tỉnh sau khi cậu con trai 6 tuổi của bà biến mất vào năm 1993. Bà đã đi nhặt rác, rửa bát đĩa và vay mượn để chi trả cho việc tìm kiếm, và cả ngủ ở công viên. Người chồng đã cầu xin bà từ bỏ sau khi bà gần như sắp chết.
Bà tìm ra nơi ở của kẻ cắp vào năm 1995 nhưng phải nhiều năm gây áp lực với các nhà chức trách, đến năm 2000, ba người đàn ông mới bị kết án tù 3 năm và 10 năm sau thì cảnh sát tìm ra cậu bé, bà kể.
Đêm trước khi đoàn tụ, bà Ye không thể chợp mắt nổi.
Nhưng cậu con trai thậm chí không ôm lấy bà. Cậu chỉ ở với bà 1 năm trong lúc khoản nợ của bà tăng nhiều thêm để chi trả học phí của cậu. Sau đó cậu biến mất, và không liên lạc với bà trong hai năm liền.
Bà Ye nói: “Tôi không hối tiếc khi đi tìm nó. Bây giờ, cuộc sống trong tay nó. Khi con bạn mất tích, bạn không thể ngừng tìm kiếm.”
Hai anh em trai của một nhà khác là “Dou Dou” và “Yuan Yuan” đã bị bắt cóc khi còn lọt lòng trong cùng một ngày từ năm 1991. Một bé gái tóc ngắn đã bị bắt cóc khỏi nhà trẻ vào năm 2010.
Người dân đã chỉ trích chính phủ vì không giúp đỡ được người nghèo ở vùng nông thôn.
Hiện, bà Ye không còn sức nữa. Bà bị ho ra máu và mắt mờ, và bà nợ người thân “quá nhiều tiền nên không dám về nhà.”
Nhưng “chỉ nghĩ về những đứa trẻ thơ đã đủ làm tan nát trái tim tôi. Tôi đã tìm được con mình nhưng những bậc cha mẹ khác vẫn chưa tìm thấy con của họ, và tôi không thể ngừng lại được,” bà nói.
CK (Theo AFP)