Tin mới

Brexit là một chiến thắng phải trả giá quá đắt

Thứ bảy, 25/06/2016, 11:38 (GMT+7)

Brexit đã thành công, nhưng người lãnh đạo của chiến dịch dường như lại không được hào hứng như mọi người hình dung. Rất có thể, khi đã giành được chiến thắng rồi, ông Boris Johnson mới thấy bản thân phải trả giá quá đắt cho chiến thắng này.

Brexit đã thành công, nhưng người lãnh đạo của chiến dịch dường như lại không được hào hứng như mọi người hình dung. Rất có thể, khi đã giành được chiến thắng rồi, ông Boris Johnson mới thấy bản thân phải trả giá quá đắt cho chiến thắng này.

Ông Boris Johnson, ứng viên thay thế ông Cameron. Ảnh: Independent

"Nếu chúng ta giành chiếng thắng trong một trận chiến nữa... Chúng ta sẽ bị phá hủy hoàn toàn".

Là một người có trí tuệ mạnh mẽ nhưng Boris Johnson hẳn sẽ biết đến câu nói trên. Câu nói trích ra từ những tác phẩm của sử gia Plutarch của Hy Lạp, sau này được biết đến với thuật ngữ "Chiến thắng kiểu Pyrros" tức muốn nói đến những chiến thắng phải trả bằng một cái giá quá đắt.

Về lý thuyết, Johnson thức dậy vào sáng thứ sáu và đã thắng cuộc chiến. Sau khi có thông báo rằng David Cameron sẽ từ chức vào tháng mười tới, Johnson hiện đang là ứng viên thay thế hàng đầu - mặc dù ở giai đoạn này ông dường như sẽ tạm dừng hoạt động - trong 4 tháng tới để các lãnh đạo đảng Bảo thủ quyết định bầu ông vào vị trí lãnh đạo đất nước tháng 10 tới.

Ông Johnson đã có tất cả mọi thứ ông từng muốn. Luôn với một cách thức, như ông đã chiến đấu theo cách của mình thông qua la ó đám đông trước cửa nhà ở quận Islington trước khi tổ chức một cuộc họp báo ôn hòa thường lệ vào sáng thứ sáu.

Một nhóm các thành viên của đảng Bảo Thủ đã chế nhạo Boris Johnson khi bài phát biểu trên truyền hình của ông là khá nhạt nhẽo. Ông cho rằng rời châu Âu sẽ là một cây cầu giúp Anh đi lên một nơi mới tốt đẹp hơn, đồng thời ông muốn giành chiến thắng này cho ông Nigel Farage của đảng Tự Do, người đã sát cánh mạnh mẽ cùng ông trong chiến dịch Brexit. Ông cho rằng, bằng cách nào đó, ông Nigel Farage đã "lấy gió ra khỏi những cánh buồm" của những kẻ mang mưu đồ chính trị hay lợi dụng cuộc khủng hoảng di cư. Nhưng theo một số người thì giờ đây mọi thứ đã quá muộn.

Khả năng đáng sợ nhất với Boris Johnson là việc ông tự nhận thấy rằng ông đã nhìn nhận sai về mong muốn của một bộ phận cử tri. Ông nghĩ rằng các thành phố lớn như Westminster, London đã miễn cưỡng phải bỏ phiểu ở lại. Cuối cùng, ông thấy rằng những gì mà ông nắm bắt là hời hợt về vấn đề, và bây giờ thì ông hoàn toàn bị sốc khi thấy rằng lực lượng mong muốn ở lại EU vẫn sôi sục, điều mà ông đã nghĩ là không đúng trong chiến dịch vận động.

"Mọi người nghĩ rằng những người bỏ phiếu cho việc "Ở lại" là miễn cưỡng. Những cũng có những người miễn cưỡng trong việc bầu phiếu cho một sự "Ra đi". Khi họ bỏ phiếu , chúng ta không nghĩ rằng chuyện đó xảy ra. Nhưng trong những bữa tối với bạn bè, chúng ta sẽ nghe họ phàn nàn về chuyện đó", một bộ trưởng của đảng Bảo Thủ nói.

Một nước Anh chia rẽ là cái giá quá đắt cho Brexit. Ảnh: Reuters

Vấn đề ở đây của ông Boris Johnson giờ đây là vấn đề về niềm tin. Khi giờ đây, mọi thứ ông đã từng tin tưởng dường như không hoàn toàn như ông đã nhìn thấy.

Một số thành viên của đảng Bảo Thủ thuộc cả hai phe, đã bắt đầu nghi ngờ rằng với ông Boris Johnson, tận trong thâm tâm của ông không mong muốn rằng Anh sẽ rời khỏi  EU, ông ủng hộ Brexit vì chiếc ghế thủ tướng.  Một số thành viên của đảng Lao Động đã cáo buộc ông vào thứ Sáu vì việc phá vỡ hàng ngàn công ăn việc làm của người thường chỉ để đảm bảo một cho mình bản thân ông ấy, đó là một sự bất công khủng khiếp.

Có lẽ Boris thực sự đã có một chút hối hận và mệt mỏi vào phút cuối,ông ấy đã xin nghỉ phép trong khi trước mắt một núi công việc hệ trọng cần phải giải quyết: các nước thuộc Liên hợp Anh như Scotland, Bắc Ireland đang đòi ly khai, đồng Bảng Anh đang xuống giá thấp kỷ lục, hệ thống ngân hàng cần khoảng 250 tỷ Bảng để ổn định thị trường,.... Nhưng cuối cùng, có lẽ ông ấy vẫn sẽ phải đối mặt với những vấn đề ấy.

Và nước Anh có lẽ nên cầu Chúa rằng ông Boris Johson đã đúng. Bất kể một người nào không ủng hộ Brexit nếu giờ cầu nguyện rằng thực tế sẽ chứng minh Brexit là một sai lầm đều là những người "nhẫn tâm", muốn dùng thảm họa đất nước để chứng minh quan điểm cá nhân trong quá khứ.  Ngay bây giờ đây, chúng ta có thể thấy một đống tro tàn mà ông Boris Johnson sắp phải nhận: một đất nước bị chia rẽ sâu sắc, đang trên bờ vực một cuộc khủng hoảng kinh tế và hiến pháp. Nhưng đó là những gì thuộc về một phong trào cách tân lớn mà ông Johnson là một phần trong đó.

Một sự sợ hãi ngày càng lớn dần của phe ủng hộ "Ở lại" của đảng Bảo Thủ không chỉ là một cuộc khủng hoảng kinh tế. Đó là sự nổi lên của một điều gì đó rất mới trong chính trị Anh. Khi mà một bộ phận các cử tri đang tuyệt vọng sẽ không còn tôn trọng việc bỏ phiếu trong tương lai. Họ là những người đã phản ứng dữ dội trước và trong cuộc bỏ phiếu cho Brexit, và giờ đây họ đã thất bại. Rất có thể đó sẽ là một "cộng đồng trầm cảm" trong tương lai.

Có thể nói rằng Brexit là một trò "Cưới trên lưng hổ". Đó là lí do vì sao đàng Bảo Thủ chưa bắt ông ấy phải rời nhiệm sở ngay lập tức. Đây là thời điểm mà mọi hệ lụy nhãn tiền sẽ xảy ra một cách mạnh mẽ. Đảng bảo thủ cần một "tấm khiên" và ông Cameron chính là giải pháp không thể tốt hơn để giúp họ "nhẹ nhàng thoát xuống khỏi lưng hổ".

Bình minh mới cho nước Anh. Ảnh: Telegraph

Boris Johnson là một người toàn diện. Ông ấy thông minh ,là một nhà tư tưởng nhanh nhẹn, giao tiếp tài năng, rất thực tế và biết lắm bắt cơ hội. Ông cũng có nhiều kinh nghiệm dày dặn trên chính trường, từng làm thị trưởng London và đã học được nhiều từ các chiến dịch lãnh đạo lao động gần đây. Ông ấy hiểu được rằng giới "tinh hoa" chỉ có thể tồn tại trong xã hội này nếu làm hài lòng được quần chúng. Ông ấy sẽ gắn kết mọi người hơn.

Vấn đề chỉ là vào sáng thứ Sáu, Johnson đã không giống như một người đàn ông với một kế hoạch làm việc hoàn hảo. Ông trông giống như một vị vua không có khả năng giành nhiều chiến thắng thêm nữa".

Quý Vũ (Guardian)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news