Ca phẫu thuật ghép đầu đầu tiên trên thế giới sẽ được bác sỹ phẫu thuật thần kinh Sergio Canavero thực hiện trên một bệnh nhân người Trung Quốc.
Phương pháp cấy ghép đầu đang gặp nhiều tranh cãi khi nhiều bác sỹ chuyên môn cho rằng việc thực hiện ghép tủy sống đã là một điều không thể, chứ đừng nói đến việc ghép đầu người vào một cơ thể mới.
Tuy nhiên, vị bác sỹ người Ý này hôm qua 16/5 cho biết, công nghệ và đội ngũ thực hiện ca phẫu thuật đã được chuẩn bị sẵn sàng, vấn đề còn lại chỉ là kinh phí thực hiện và rào cản đạo đức. Ông tự tin khi cho rằng, chỉ cần 1 năm sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể đứng lên và đi lại như người bình thường.
Bác sĩ Sergio Canavero. |
Theo thông tin từ RT, Canavero dự kiến sẽ công bố ekip của ông vào tháng 6 tại một hội nghị phẫu thuật thần kinh diễn ra tại Maryland, Mỹ. Bác sỹ này tiết lộ, ekip đang sắp xếp ngày tiến hành ca cấy ghép này tại Trung Quốc. Đội ngũ bác sỹ này được tiết lộ gồm những chuyên gia thần kinh hàng đầu đến từ Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ông cũng cho biết, đội ngũ tại Trung Quốc hiện đang thử nghiệm trên các tử thi để nâng cao khả năng thực hiện.
Bệnh nhân Trung Quốc là người đầu tiên được ghép đầu. |
Trước đây, ông công bố bệnh nhân đầu tiên thực hiện ca ghép này là Valery Spiridonov-một nhà khoa học Nga bị liệt do căn bệnh teo cơ Werdnig-Hoffman rất hiếm gặp. Tuy nhiên, theo vị bác sỹ này, lý do mà nhà khoa học này không thể nhận cơ thể hiến tặng từ một bệnh nhân chết não ở Trung Quốc vì lý do sinh học và đạo đức.
Bác sỹ thần kinh này thừa nhận, ca phẫu thuật này có nguy cơ cao, nhưng tin rằng khả năng thành công của ca mổ nằm ở kỹ thuật làm mát hai bệnh nahan xuống tới 12 độ C khiến các tế bào khoong chết vì thiếu oxy trong quá trình cấy ghép.
Valery Spiridonov, kỹ sư người Nga, tình nguyện là bệnh nhân đầu tiên được cấy ghép đầu. Ảnh: Telegraph |
Ca phẫu thuật sẽ được thực hiện bằng cách cắt bỏ phần đầu của mình bắt đầu từ tủy sống, sau đó ghép với cơ thể người hiến bằng một chất hóa học mà bác sỹ này gọi là "thành phần ma thuật". Thành phần ma thuật này trên thực tế là một chất keo polyethylene slycol, có tác dụng nối hai đầu tủy sống giữa đầu người ghép và cơ thể người hiến tặng.
Sau cuộc phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được giữa trong tình trạng hôn mê sâu kéo dài 4 tuần nhằm hạn chế chuyển động phần cơ thể mới ghép, giúp các phần ghép nối có thời gian hồi phục.
Ông Sergei cho biết, tiền đề khiến ông thực hiện ca cấy ghép này là, đối tác người Trung Quốc của ông-ông Tiêu Bình Nhân đã thực hiện thành công ca cấy ghép đầu cho một con khỉ.
Con khỉ đã sống sót qua ca cấy ghép mà không chịu bất cứ tổn thương thần kinh nào trong vòng 20 giờ trước khi được cho là chết vì lý do đạo đức. Tuy nhiên, đây không được coi là ca ghép hoàn chỉnh vì ekip đó không tìm cách nối các dây cột sống, và con vật bị liệt hoàn toàn.
Theo dự kiến, bác sỹ thần kinh Sergei cùng ekip sẽ tiến hành ca phẫu thuật này trong khoảng 36 tiếng với toàn bộ chi phí lên đến 11 triệu USD. Số tiền này sẽ được tài trợ bởi quỹ nghiên cứu của chính vị bác sỹ này.
Nghiêm Thu (tổng hợp)