Đối với cá mập miệng bản lề và cá mập hổ, tin đồn này đã được chứng minh là hoàn toàn sai: Hai loài này cùng với một số loài cá mập khác có thể ngừng bơi bất cứ khi nào chúng muốn. Chúng thở bằng cách chủ động dùng cơ má để hút nước vào miệng và qua mang. Điều này cho phép cá mập ngừng di chuyển nhưng vẫn tiếp tục thở. Chúng có thể nghỉ ngơi dưới đáy đại dương mà không cần lo lắng, thậm chí có thể vùi mình vào cát, sử dụng các lỗ hô hấp phía sau mắt, gọi là lỗ thở, để kéo nước qua mang khi miệng chúng bị che lại.
Thế nhưng một số loài cá mập lại không có khả năng bơm nước từ cơ má. Ví dụ như cá mập trắng lớn, cá mập voi và cá mập mako. Những loài cá mập này hoàn toàn không có cơ bắp, thay vào đó, chúng dựa vào hệ thống mang thở, đòi hỏi phải há miệng khi bơi. Chúng bơi càng nhanh thì nước được đẩy qua mang càng nhiều. Nếu ngừng bơi, chúng sẽ ngừng nhận oxy. Vì vậy chúng buộc phải lựa chọn giữa di chuyển hoặc chết.
Riêng cá mập rạn san hô lại thở bằng cách kết hợp giữa bơm nước từ cơ má và hô hấp qua mang. Khi bơi chậm, chúng có thể sử dụng phương pháp bơm nước bằng cơ má để bổ sung lượng oxy nhận được từ quá trình hô hấp. Nếu chúng chọn ngừng di chuyển trong vài phút sẽ không ảnh hưởng tới tính mạng, tuy nhiên cá mập rạn san hô lại không giỏi ở trạng thái tĩnh lặng như cá mập miệng bản lề và cá mập hổ.
Trong số ba cách mà cá mập thở dưới nước, sự kết hợp giữa bơm nước bằng cơ má và sử dụng mang là phổ biến nhất. Vì vậy, hầu hết các loại cá mập sẽ không chết nếu chúng ngừng bơi.
Vậy tại sao lại có tin đồn trên?
Vì tất cả các loài cá có xương đều di chuyển liên tục và chết nếu ngừng bơi nên nhiều người cho rằng cá mập cũng vậy. Trên thực tế, cá mập là trường hợp ngoại lệ.
Ngoài ra, những gì chúng ta hiểu biết về đại dương và tự nhiên vẫn còn khá ít ỏi. Rất có thể ở nơi sâu nhất của đại dương, địa điểm con người chưa chạm tới được có những loài cá vẫn ngủ thoải mái mà không cần bơi liên tục thì sao?