Tin mới

Các loại bánh truyền thống của các quốc gia ngày Tết

Thứ năm, 26/01/2017, 23:22 (GMT+7)

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch,Tết Cổ truyền) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, những món bánh truyền thống được các nước dành cho dịp lễ này đều thể hiện mong ước về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.\n 

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch,Tết Cổ truyền) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, những món bánh truyền thống được các nước dành cho dịp lễ này đều thể hiện mong ước về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

  1. Việt Nam:

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu ttrong bàn thờ tổ tiên và mâm cỗ ngày tết của mỗi gia đình người Việt dịp Tết đến Xuân về. Bánh chưng được làm từ gạo nạo, đỗ xanh, thịt lợn và được gói bằng lá dong.

Bánh chưng của Việt Nam.

Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam cũng có thể biến tấu món bánh chưng theo khẩu vị mỗi vùng miền. Điển hình là món bánh tét tại khu vực miền Nam.

Mông Cổ:

Bánh Buuz của Mông Cổ còn có tên gọi khác là Tsagaan Sar (tết tháng trắng). Hình ảnh bên ngoài của bánh Buuz tương tự với bánh bao hoặc bánh xủi cảo của Trung Quốc, nhưng có vỏ làm từ bột mì và nhân thịt cừu băm nhuyễn trộn với hành tây.

Bánh Buuz của Mông Cổ còn có tên gọi khác là Tsagaan Sar.

Ngoài ra, vào dịp này, những món ăn làm từ thịt cừu, thịt ngựa đều không thể thiếu trong mâm cơm của người Mông Cổ.

Hàn Quốc:

Bánh gạo (bánh tteok) là món ăn truyền thống gắn với lịch sử lâu đời của người dân Hàn Quốc. Đây là món ăn hàng ngày, và không thể thiếu trong những ngày lễ tết và ngày kỷ niệm trong năm.

Teok của Hàn Quốc có thể chế biến ra rất nhiều món ăn hấp dẫn.

Nguyên liệu chính của bánh là gạo nếp xay nhuyễn, sau đó được đem đi hấp chín. Bánh tteok được chế biến theo nhiều cách, với những hương vị khác nhau và những hình dáng bắt mắt.

Trung Quốc:

Bánh niên cao của Trung Quốc được làm từ gạo nếp, bột mì, muối, nước và đường. Người Trung Quốc ăn bánh niên cao đầu năm với mong ước gia đình sẽ được “kết dính, bền chặt” .

 Bánh Niên cao là một loại bánh gạo của Trung Quốc.

Ngoài ra, người Trung Quốc cũng có thói quen ăn mỳ trường thọ, đêm Giao thừa gói bánh sủi cảo rồi ngồi quay quần cùng nhau ăn, với ý nghĩa nguyện cầu những điều may mắn sẽ đến trong năm mới.

Singapore:

Ngoài những món ăn từ cá, bánh trôi tàu của món ăn không thể thiếu khi đón tết của người dân quốc đảo này.

Bánh Tangyuan (bánh trôi tàu) là một thức quà không thể thiếu đối với người dân quốc đảo.

Bánh cũng được làm với nguyên liệu chính là bột gạo với nhiều màu sắc rực rỡ và nhân : đậu đỏ, vừng, trà xanh, khoai môn.

Nhật Bản:

Đối với đất nước mặt trời mọc, bánh Mochi thể hiện ước nguyện một cuộc sống may mắn, đủ đầy, sức khỏe đồi dào.

Đối với đất nước mặt trời mọc, bánh Mochi thể hiện ước nguyện một cuộc sống may mắn, đủ đầy, sức khỏe đồi dào.

Bánh có nhiều hương vị khác nhau, như trà xanh, đậu đỏ.

Nghiêm Thu 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news