Ngày 17/7/1975, Chuẩn tướng Mỹ Thomas Stafford và phi hành gia, anh hùng dân tộc Nga Alexey Leonov đã có cái bắt tay lịch sử.
[mecloud] H8E38sw5gU[/mecloud]
Điều đặc biệt của cái bắt tay này chính là nó xảy ra trong không gian, nơi nào đó phía trên Tây Đức, trong một sứ mệnh chung đó thực hiện hành động giúp tan băng những căng thẳng trong cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài.
"Chúng tôi ước tính có trên 1 tỷ cho tới 1,5 tỷ người trên thế giới đã nhìn tôi bắt tay với Alexey và nghĩ, nếu những người này còn có thể làm việc cùng nhau thì chúng ta có thể làm việc cùng nhau ở rất nhiều lĩnh vực", ông Stafford, năm nay đã 84 tuổi, nói.
Cho đến lúc ấy, không gian đang là vũ đài cạnh tranh thu giã Nga và Mỹ thu hút chú ý nhất. Cả 2 đều giành nhau vị trí đứng đầu trong Chiến tranh Thế giới II. Giai đoạn này được biết đến như một cuộc chạy đua không gian.
"Tôi nghĩ rằng đây là cuộc đua có tính cạnh tranh cao nhất, cao hơn cả Olympics bởi như kết quả của nó, khi bạn gọi đó là cuộc đua, chúng tôi đã phát triển thương hiệu thiết bị mới mà chúng tôi vẫn đang sử dụng", Leonov, năm nay đã 81 tuổi nói.
Ông Leonov có vai trò quan trọng trong cuộc đua, bắt đầu bằng việc đưa vệ tinh nhân tạo Sputnik vào quỹ đạo. Sự kiện đầu tiên mang tầm vóc quốc tế là dấu hiệu đáng lo ngại đối với Mỹ ở thời điểm căng thẳng gia tăng. Nó cũng ngụ rằng Nga đã có khả năng phóng tên lửa hạt nhân tầm xa.
Nga tiếp tục đạt được những cột mốc quan trọng khi đưa con vật, người đàn ông và sau đó là người phụ nữ đầu tiên vào không gian. Khi Leonov chơi bài chủ với kế hoạch tiên phong đi bộ trong không gian vào tháng 3/1965, Nga đã chiến thắng.
Nhưng 4 năm sau đó, Mỹ lại giành giải thưởng cuối cùng khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin đổ bộ lên Mặt trăng.
Cả 2 nước đều đã công nhận những điểm mạnh và điểm yếu trong chương trình không gian của nhau, vì vậy, khi căng thẳng chính trị kết thúc sau Chiến tranh Việt Nam, họ đã thực hiện nhiệm vụ chung mang tên "Apollo-Soyuz Test Project".
Mục đích chính của kế hoạch này là thiết kế và xây dựng một hệ thống trạm nối quốc té, cho phép 2 tàu vũ trụ khác nhau tiếp nối trong quỹ đạo, cho phép các phi hành đoàn hợp tác thí nghiệm và khám phá nhiều hơn nữa.
Sau 4 năm lập kế hoạch, ngày 15/7/1975, các phi hành gia Nga Alexey Leonov và Valeri Kubasov đã được tàu vũ trụ Soyuz đưa vào không gian từ Baikonur Cosmodrome, trên sa mạc Kazakh.
7 tiếng rưỡi sau, tàu vũ trụ Apollo của Mỹ cũng thực hiện nhiệm vụ cuối cùng của nó mang theo 3 phi hành gia là Donald Slayton, Vance Brand và Thomas Stafford.
2 ngày sau, người Nga và người Mỹ đã gặp nhau trên không gian và làm nên lịch sử.
Vào thời điểm đó, Stafford nói: "Khi chúng tôi mở cửa hầm trong không gian, chúng tôi đã mở lại cho Trái đất một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người".
Nhưng quãng thời gian yên ổn dẫn tới việc tiến hành dự án Apollo-Soyuz Test Project đã chấm dứt khi Nga và Mỹ tham gia cuộc chiến tại Afghanistan vào cuối thập kỷ này.
Sẽ phải mất thêm 20 năm nữa thì Nga và Mỹ mới đưa tàu vào không gian một lần nữa, với chương trình Tàu con thoi MIR.
2 thập kỷ nữa trôi qua, việc Nga sáp nhập Crimea khiến căng thẳng gia tăng trở lại, nhưng sự hợp tác hữu nghị trên quỹ đạo Trạm vũ trụ quốc tế giữa 2 nước vẫn tiếp tục.
"Chúng tôi dựa vào nhau để sống, theo đúng nghĩa đen vì thế cho dù có bất cứ sự khác biệt chính trị nào giữa 2 nước hay trong lịch sử thì chúng tôi vẫn vui vẻ với nhau", nhà du hành Mỹ Mark Kelly nói.
Leonov và Stafford cũng vậy. Hai người đàn ông ấy vẫn là bạn bè thân thiết và tình cảm họ dành cho nhau được thể hiện rất rõ khi gặp lại nhau tại lễ kỷ niệm 40 năm khởi động dự án Apollo-Soyuz Test Project vào ngày hôm qua ở Bảo tàng Không gian Moscow.
Ngay cả khi họ tái hiện lại cái bắt tay nổi tiếng trước camera, nó rất mãnh liệt và với họ, nó vẫn còn là biểu tượng.
Thậm chí, ông Leonov còn mượn lời phát biểu của một người bạn Mỹ nói trước các sinh viên ĐH Moscow khi họ trở về từ nhiệm vụ tiên phong cách đây 40 năm: "Hợp tác nghĩa là tình bạn, tình bạn nghĩa là hòa bình. Hãy sống trong hòa bình".
Bảo Linh (Theo CNN)