Ở Trung Quốc, tiền có thể mua được sự yên tâm cho những người đã từ rất lâu, mất niềm tin vào sản phẩm nội địa.
Khi Xiaomi tiêm chủng virus sởi, quai bị và rubella (MMR) vào tháng trước, mẹ của em, Caroline Meng, một người gốc Bắc Kinh, đã rất lo lắng. Bé gái 20 tháng tuổi có lịch đi tiêm vào 2 tuần trước đó, nhưng trong khoảng thời gian đó, em bị ho và hắt hơi. Các bác sĩ khuyên Meng không nên đưa con đi tiêm chủng cho đến khi cô bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Có thể đoán được, Xiaomi bị ốm ngay sau ngày tiêm. Điều này làm Meng không quá bận tâm. Sau đó, điện thoại của cô rung lên và hiện thị một thông báo từ Sina News. Tất cả những gì cô nhìn thấy là những từ khóa trên tiêu đề: “Nghi vấn vaccine”. Tim cô lặng đi. Đã từ lâu, Meng mất lòng tin vào sữa bột cũng như đồ chơi của Trung Quốc, nhưng đến cả vaccine cũng vậy ư? Meng đã lo lắng và sợ hãi trong vài ngày cho đến khi biết rằng những vaccine bị nghi vấn không phải là hàng giả hay bị nhiễm khuẩn. Chúng đã mất hiệu lực. Điều đó chỉ khiến cô thêm giận dữ.
Những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình giàu có được sử dụng những sản phẩm nhập khẩu cao cấp nhất. Ảnh: Forbes |
Vụ bê bối liên quan đến việc đưa vào sử dụng số vaccine lưu trữ không đúng cách từ năm 2011 một lần nữa khiến công chúng phẫn nỗ về vấn đề an toàn thực phẩm. Đây chỉ là vụ việc mới nhất trong số một loạt các vụ tai tiếng về y tế ở Trung Quốc, trong đó bao gồm việc chính phủ che đậy cuộc khủng hoảng SARS năm 2003 và vụ bê bối sữa bột Tam Lộc năm 2008.
Những sản phẩm chăm sóc trẻ đáng tin cậy đang trở thành một nguồn “tài nguyên” khan hiếm. Với những người không có nhiều tiền, họ phải đối mặt với quá nhiều lựa chọn, và nó không đơn thuần là sự khác biệt giữa đồ chơi đắt tiền và sân chơi cộng đồng. Trong khi những người nhiều tiền có thể đặt niềm tin vào những sản phẩm nước ngoài xa xỉ. Còn với số còn lại, họ buộc phải sử dụng những sản phẩm có giá thành rẻ hơn từ trong nước, thường được xem là thiếu tin cậy hơn.
Chi tiêu nhiều tiền vào các sản phẩm chăm sóc trẻ không có gì mới với những cha mẹ trẻ tuổi, những người có đủ khả năng làm vậy. Meng mua sữa bột được nhập khẩu từ Úc, thường có giá 15 đô la cho một hộp 680 gam, thêm cả 15 đô la tiền vận chuyển. Số sữa bột sử dụng trong 15 tuần tiêu tốn khoảng 460 đô la, gần bằng một nửa tháng lương trung bình ở Bắc Kinh.
Zoe Zang, một người mẹ có cô con gái 2 tuổi cho biết, “Tôi không nhìn vào nhãn giá khi mua đồ cho bé gái nhà tôi. Tôi chỉ nhìn vào danh tiếng và độ phổ biến của các nhãn hàng ấy thôi”. Zhang mua chai nước và thậm chí cả đôi đũa, một phát minh vĩ đại của Trung Quốc, từ nước ngoài. Nhưng cô vẫn than thở tính phi thực tế của việc mua sữa chua “ngoại” trực tuyến.
Chen Li, bà mẹ có cô con gái 1 tuổi sống ở Jiexiu, một cộng đồng nhỏ bé với khoảng 300.000 người ở tỉnh Sơn Tây cho biết, “tôi vẫn sẽ trung thành với những nhãn hiệu rẻ nhất. Tôi không đủ điều kiện để mua bất kỳ một sản phẩm nước ngoài nào. Tất nhiên, tôi sẽ chọn những sản phẩm của nước ngoài nếu tôi có khả năng – có quá nhiều chất bảo quản trong những sản phẩm tôi mua”. Cư dân của các thành phố lớn thường có lối sống rất khác so với những người ở các thành phố nhỏ như Jiexiu. Sau vụ bê bối vaccine bị vỡ lở, một vài cha mẹ ở Bắc Kinh tự an ủi bản thân rằng chính quyền thành phố sẽ có những quy định nhằm kiểm soát tình hình. Và sau tất cả, những người lãnh đạo đóng vai trò quyết định.
Trớ trêu thay, Chen Li may mắn không vướng phải những lo lắng mà những ông bố bà trẻ khác đã phải trải qua trong những ngày đầu tiên của vụ bê bối. Lý do đơn giản bởi bệnh viện nơi cô đang sinh sống thậm chí không được cung cấp “vaccine bị nghi vấn”. Theo như Chen, điều này khá dễ hiểu khi những bệnh viện ở những thành phố nhỏ như Jiexiu chỉ được cung cấp những vaccine bắt buộc.
Chả có gì đáng ngạc nhiên trước sự hoài nghi của Cheng sau khi cô đọc được thông tin rất nhiều người ở Trung Quốc đại lục đã đổ xô tới Hong Kong để con mình được tiêm phòng. Đối với cô, đây giống như là vấn đề dành cho những người không bao giờ cần lo lắng, buộc phải lo lắng. Còn với những người có khả năng tài chính, việc lựa chọn vaccine nhập khẩu là một tiêu chuẩn hoàn toàn mới. Theo như Zhang, một bà mẹ trẻ sống ở Bắc Kinh cho biết, các bố mẹ có thể lựa chọn giữa việc tiêm vaccine 5 trong 1 nhập khẩu hoặc tiêm vaccine 13 trong 1 do Trung Quốc sản xuất. Ngay cả trước khi có vụ tai tiếng này, tất cả mọi người mà cô quen biết đều lựa chọn tiêm tiêm vaccine 5 trong 1. Ít mũi tiêm đồng nghĩa với ít đau đớn hơn, nhưng quan trọng là phải xem xét đến chất lượng.
Rất khó khăn để những gia đình nghèo ở Trung Quốc có thể tiếp nhận với những sản phẩm an toàn. Ảnh: Daily mail |
Trước khi những đứa trẻ ra đời, sinh sống ở Trung Quốc cũng đi kèm theo các giá cho những phụ nữ đang mang thai. Vô sinh và xảy thai tự nhiên trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Trong khi có hàng ngàn lý do cho hiện tượng trên, không khí ô nhiễm và thực phẩm bẩn được cho là thủ phạm thực sự. Theo Wang Yanbin, một bác sĩ phụ khoa ở Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh, ngày càng có nhiều phụ nữ lo ngại về nguy cơ xảy thai trong suốt 7 năm cô làm ở bệnh viện.
Vì nỗi lo sợ sử dụng thực phẩm bẩn có thể gây hại đến thai nhi mà Meng đã ngừng hẳn thói quen ăn ngoài hàng kể từ khi cô biết mình mang thai. Thay vào đó, cô lựa chọn rau hữu cơ, loại được bán trong siêu thị có giá cao gấp 4 lần rau thông thường. Các chế độ ăn uống cao cấp chỉ được duy trì bằng tiềm lực tài chính vững vàng trong giai đoạn ngắn cô mang thai. Sau khi sinh Xiaomi, mọi thứ cô đều dành cho con hơn bản thân mình.
Câu chuyện trở nên phức tạp hơn khi những đứa trẻ ra đời. Những phản ứng khác nhau với vụ bê bối vaccine cung cấp phần nào cái nhìn về một mảnh ghép nhỏ trong bài toán nuôi dạy con ở Trung Quốc. Trong khi những người giàu có đã giữ một suất cho con mình được sang Hong Kong tiêm vaccine hoặc trả một số tiền đáng kể để sử dụng vaccine nhập khẩu, thì phần còn lại của đất nước, những đồng hương kém may mắn hơn, phải sử dụng những loại thuốc sản xuất tại Trung Quốc.
Caroline và chồng cô lặng lẽ trở về nhà sau khi đến thăm một vài trường mầm non trong quận để lựa chọn một trường cho Xiaomi đi học. Đó sẽ là một quyết định khó khăn với cả hai. Ngôi trường đắt nhất và tốt nhất có tỉ lệ giáo viên-học sinh là 1:3,5. Trong khi đó, tỉ lệ trung bình ở các nhà trẻ khác là 1:10. Ít trẻ một lớp đồng nghĩa với việc sự giám sát sẽ nghiêm ngặt hơn và ít nguy cơ đến với trẻ hơn, điều mà Meng không bao giờ muốn Xiaomi phải đối mặt.
Ở Trung Quốc, tiền mua sự thật – đó là trường hợp của vaccine, của sữa bột, của rau củ, của trường mầm non, và của của rất nhiều thứ khác. Dường như, người lớn đã quá mệt mỏi khi gọi nó là bài học cuộc đời. Nhưng may mắn thay, Xiaomi còn quá nhỏ để hiểu tất cả mọi thứ có ý nghĩa gì.
Xem thêm:
[mecloud] xx0lh98qSL[/mecloud]
Như Ngọc (The Diplomat)