CNN và New York Post đăng tải một đoạn video trên Facebook cho thấy các sĩ quan cảnh sát thuộc Sở Cảnh sát New York đã quỳ gối tại nút giao ở đại lộ Jamaica và đường 165 hôm 31/5, trong khi những người biểu tình cổ vũ và cảm ơn họ.
Đoạn video được Aleeia Abraham, người đứng đầu tổ chức tình nguyện BlaQue Resource Network ở Queens, ghi lại trong một cuộc biểu tình ngày 31/5 tại thành phố New York.
>>> Xem thêm: Xe bồn chở dầu lao thẳng vào đám đông đang biểu tình, tài xế bị đánh bầm dập
Theo Abraham, cuộc biểu tình ôn hòa thu hút hàng trăm người dân tham gia nhằm bày tỏ sự giận dữ trước cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota.
Cảnh sát Mỹ quỳ gối tại Coral Gables, bang Florida để thể hiện sự chia sẻ với những người biểu tình sau cái chết của George Floyd. Ảnh (AFP)
Những sĩ quan cảnh sát đã quỳ gối để thể hiện sự phản đối cùng với người biểu tình. Abraham cho biết đây là những hình ảnh cô "chưa từng thấy trong đời" và không bao giờ có thể nghĩ đến.
Cảnh sát quỳ gối ở Foley Square, Manhattan ngày 31/5. Ảnh: AFP
"Điều đó thật tuyệt vời, đấy là dấu hiệu tốt, nhưng thứ chúng tôi thực sự mong muốn là hành động", cô cho biết thêm. "Tôi sẽ còn ấn tượng hơn nếu chúng tôi không bị họ ghì xuống và bắn hạ. Đó là khoảnh khắc tôi mong chờ".
Cảnh tượng ấm lòng như vậy cũng diễn ra ở nhiều thành phố khác, những nơi cũng đang chứng kiến biểu tình bạo lực trong vài ngày qua. Tại Florida, ngày 30/5, một số cảnh sát cũng quỳ gối cùng người biểu tình trong cuộc cầu nguyện phía trước tòa thị chính.
>>> Xem thêm: Biểu tình bạo lực leo thang: Các thành phố Mỹ như 'vùng chiến sự'
Tại thành phố Santa Cruz, bang California, thị trưởng Justin Cummings và lãnh đạo cảnh sát Andy Mills cùng quỳ gối trong một cuộc biểu tình ôn hòa. Ảnh: Twitter
Tại thành phố Santa Cruz, bang California, thị trưởng Justin Cummings và lãnh đạo cảnh sát Andy Mills cùng quỳ gối trong một cuộc biểu tình ôn hòa. Sở Cảnh sát Santa Cruz cho biết "hàng trăm người" đã "cùng nhau quỳ gối để tưởng nhớ George Floyd và kêu gọi sự quan tâm đối với vấn đề cảnh sát dùng bạo lực với người da đen.
Cựu Phó tổng thống Mỹ, Joe Biden đăng ảnh quỳ gối tại hiện trường cuộc biểu tình ở Wilmington. Ảnh: Twitter
Tại Michigan, cảnh sát trưởng Chris Swanson cũng tuần hành cùng người biểu tình sau khi đám đông hô vang "hãy đi cùng chúng tôi".
Các cuộc biểu tình với câu khẩu hiệu "Tôi không thể thở" bắt nguồn từ Minneapolis và lan rộng khắp nước Mỹ. Các cuộc biểu tình ôn hòa nhanh chóng đã biến thành các cuộc bạo loạn với hàng trăm người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại.
Hai cảnh sát - một người da trắng, một người da đen - cùng giơ cao tấm biển ghi "Chấm dứt sự bạo lực của cảnh sát". Ảnh: Twitter.
>>> Xem thêm: Cửa hàng Apple bị đập phá, iPhone bị vét sạch trong biểu tình tại Mỹ
Nhiều thành phố của Mỹ phải ban hành lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh.
Một siêu thị bị đập phá, vơ vét trong cuộc bạo loạn. Ảnh: Internet
Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi cái chết của Floyd là một "thảm kịch", nhưng cho rằng các hành vi bạo lực quá khích là hành động của "những kẻ cướp bóc, vô chính phủ". "Chúng ta không thể và không được cho phép một nhóm nhỏ tội phạm cùng những kẻ phá hoại tàn phá các thành phố và cộng đồng dân cư của chúng ta", ông nói.