Tin mới

Cập nhật bảng lương tối thiểu vùng 2022

Thứ ba, 07/06/2022, 09:19 (GMT+7)

Chi tiết cập nhật bảng lương tối thiểu vùng 2022 mới nhất theo quy định hiện hành mà người lao động cần biết trước thời điểm tăng lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng trong năm 2022 được xem là mức lương thấp nhất làm cơ sở để NLĐ và doanh nghiệp thỏa thuận. 

Trong đó, mức lương trả cho người lao động trong điều kiện làm việc bình thường, đảm bảo đủ được thời gian làm việc trong tháng và đây được xem là căn cứ giúp các doanh nghiệp đóng BHXH. 

Mức lương tối thiểu vùng năm 2022 là bao nhiêu?

Cập nhật bảng lương tối thiểu vùng 2022 - Ảnh 1

Trong giai đoạn năm 2020 - 2021, do ảnh hưởng của Covid-19 nên mức lương tối thiểu vùng trong năm 2021 đã không tăng và được công bố tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Trong năm 2022, Bộ LĐ - TB&XH đã đề nghị thực hiện mức lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022 như Hội đồng Tiền lương quốc gia đã khuyến nghị với Chính phủ. 

Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động là vấn đề cấp bách trong tình hình hiện tại. Ảnh: Internet
Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động là vấn đề cấp bách trong tình hình hiện tại. Ảnh: Internet

Theo đó, tại dự thảo tờ trình, Bộ LĐ - TB&XH đã đề xuất quy định các mức lương tối thiểu tháng theo vùng: Vùng I 4.680.000 đồng/tháng; vùng II 4.160.000 đồng/tháng; vùng III 3.640.000 đồng/tháng, vùng IV 3.250.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị quy định thời điểm thực hiện mức lương tối thiểu từ ngày 1/7 như Hội đồng Tiền lương quốc gia đã khuyến nghị với Chính phủ.

    >>XEM THÊM: Cập nhật bảng lương y, bác sĩ trong năm 2022

Theo thông lệ, việc Tăng lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/1 hàng năm, mức tăng mỗi năm từ 5 - 7%. 

Do ảnh hưởng của dịch nên trong vòng 2 năm 2020 - 2021, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thất nghiệp tăng cao, mức lương tối thiểu vùng không tăng, thu nhập giảm và khiến cho đời sống lao động gặp nhiều khó khăn.

Bộ LĐ - TB&XH đã đề xuất quy định các mức lương tối thiểu theo 4 vùng, lần lượt ở mức 4.680.000 đồng, 4.160.000 đồng, 3.640.000 đồng và 3.250.000 đồng một tháng.

Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2022 là những ai?

Bảng lương tối thiểu vùng trong năm 2022 sẽ giữ nguyên như năm 2021 trước thời điểm có quyết định tăng lương tối thiểu vùng vào 1/7 tới đây. Ảnh: Internet
Bảng lương tối thiểu vùng trong năm 2022 sẽ giữ nguyên như năm 2021 trước thời điểm có quyết định tăng lương tối thiểu vùng vào 1/7 tới đây. Ảnh: Internet

- Những cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài, và những cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê, mướn người lao động theo hợp đồng lao động.

- Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và quản lý, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được Bộ luật Lao động quy định.

Hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê người lao động theo hợp đồng lao động.

   >>XEM THÊM: Cập nhật bảng lương công chức năm 2022

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng vào doanh nghiệp như thế nào?

Cập nhật bảng lương tối thiểu vùng 2022 - Ảnh 2

Mức lương tối thiểu vùng sau khi áp dụng vào Doanh nghiệp cần đảm bảo: 

- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất.

- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua đào tạo nghề, học nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Theo nhận định, mức lương tối thiểu vùng 2022 không tăng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động nếu như mức lương tối thiểu vùng không tăng, gây ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội. 

Do đó, Bộ LĐ - TB&XH đề nghị thời điểm thích hợp để thực hiện mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 như Hội đồng tiền lương quốc gia đã khuyến nghị với Chính phủ.

Theo chuyên gia, người lao động đều mong muốn tăng lương tối thiểu vùng để đời sống của NLĐ giảm bớt khó khăn sau tác động của đại dịch Covid-19. 

Theo ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng ban Chính sách - pháp luật (Tổng LĐLĐVN) cho rằng đời sống của NLĐ hiện đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt sau khi chịu sự tác động của đại dịch Covid-19; Việc lương tối thiểu vùng không điều chỉnh trong 2 năm giữa bối cảnh chỉ số CPI tăng cao.

'Chính vì vậy, việc tăng LTT vùng sớm sẽ giúp cải thiện đời sống vô cùng khó khăn của NLĐ sau 2 năm không điều chỉnh lương' ông Quảng chia sẻ trên Lao động.

Ngoài ra, theo ông Quảng, đây cũng là cách để NLĐ trong khó khăn càng gắn với doanh nghiệp, lao động mới năng suất và mang lại chất lượng hiệu quả.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Lương hưu và trợ cấp BHXH có tăng sau khi tăng lương cơ sở?

Sau khi Chính phủ đề xuất với Quốc hội về việc tăng mức lương cơ sở, nếu được thông qua thì mức lương hưu và trợ cấp BHXH có được điều chỉnh tăng theo hay không?