Tin mới

Cậu bé 'ngất đứng' siêu phức tạp, tiền sử bệnh án cảnh báo nhiều phụ huynh

Thứ ba, 15/09/2020, 14:27 (GMT+7)

Mới đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện bài đăng tải của 1 y bác sĩ thuật lại sự việc tiếp nhận 1 'ca bệnh nhi' không thể hài hước hơn. Đây cũng là bài học cảnh báo cho các bậc phụ huynh có con nhỏ.

Theo hình ảnh chia sẻ thì bệnh nhi mặc áo đỏ, năm nay 6 tuổi. Nhập viện trong tình trạng ngất nhưng vẫn đứng rất hiên ngang. Tiền sử bệnh án ghi nhận qua người nhà là nghiện xem điện thoại mãn tính.

Khi nghiện điện thoại trẻ có thể nên tức giận, cáu kỉnh, lo lắng hoặc thậm chí là gây hấn khi điện thoại bị người thân lấy đi hoặc không thể sử dụng.

Sau khi xin mẹ xem điện thoại bất thành và bị mắng, cậu bé đã lăn đùng ra ngất. Tuy nhiên, 'ca bệnh' này phức tạp ở chỗ cậu ngất nhưng vẫn đứng hiên ngang và vững vàng, chỉ có đôi mắt là nhắm chặt.

'Sau nhiều pha xử lý cồng kềnh của các y bác sĩ, bệnh nhi đã mở mắt. Nhưng kết quả là mẹ cháu lại xin lỗi bằng cách cho xem điện thoại tiếp', bác sĩ T.A. người chia sẻ hình ảnh cho biết.

Cha mẹ chính là tấm gương lớn nhất. Họ cũng phải bớt sử dụng smartphone để con cái không bắt chước theo. Đừng sử dụng Smartphone trong bữa tối, hãy dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.

Ngay sau khi đăng tải, hình ảnh cậu bé 'siêu mặn mòi' này và màn diễn xuất chẳng kém cạnh các diện viên điện ảnh là mấy đã khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Đây chỉ là một trường hợp điển hình cho việc có hàng triệu trẻ em dán mắt vào màn hình smartphone để xem các video vui nhộn hay chơi điện tử mỗi ngày. Với chúng, điện thoại thông minh gây nghiện y hệt ma túy và rượu.

Theo một nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 40.000 trẻ em ở Mỹ từ 2 đến 17 tuổi từ Đại học San Diego, 1/2 trẻ em sử dụng smartphone trên 2 giờ thường dễ mất bình tĩnh, rất khó bình tĩnh lại. Ngoài ra, thanh thiếu niên dán mắt vào smartphone trên 4 giờ mỗi ngày thường cãi lý, lo lắng và ít muốn học hỏi, từ đó dẫn đến ít hòa đồng với xã hội, bạn bè hơn.

Nếu bắt buộc sử dụng điện thoại, hãy giới hạn thời gian sử dụng của trẻ. Với trẻ dưới 5 tuổi, chỉ cho chúng sử dụng tối đa 1 giờ kèm sự hỗ trợ của người lớn. Trẻ trên 5 tuổi và thiếu niên có thể dùng 2 giờ mỗi ngày.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news