Tin mới

Chấn động: Mỹ từng sử dụng 1.000 tội phạm Đức quốc xã chống Liên Xô

Thứ ba, 28/10/2014, 17:05 (GMT+7)

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, một số cơ quan tình báo hàng đầu của Mỹ đã sử dụng ít nhất 1.000 tên tội phạm Đức quốc xã làm gián điệp bởi họ tin rằng dùng những tên phát xít Đức để chống lại Liên Xô là "giải pháp hoàn hảo" nhất.

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, một số cơ quan tình báo hàng đầu của Mỹ đã sử dụng ít nhất 1.000 tên tội phạm Đức quốc xã làm gián điệp bởi họ tin rằng dùng những tên phát xít Đức để chống lại Liên Xô là "giải pháp hoàn hảo" nhất. 

Các hồ sơ mật vừa được công bố cho thấy chính phủ Mỹ đã sử dụng hàng trăm tên tội phạm Đức quốc xã làm gián điệp trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Theo các tài liệu này, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã đưa ra chủ trương này.

Ở giai đoạn căng thẳng nhất của thời kỳ Chiến tranh lạnh, hai nhà lãnh đạo như J. Edgar Hoover của FBI và Allen Dulles của CIA đã bất chấp tất cả, tích cực tuyển mộ tội phạm phát xít và đưa tới làm gián điệp tại châu Âu. Họ tin rằng, dùng tình báo là cựu binh sĩ Đức quốc xã để chống lại Liên Xô rõ ràng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn hẳn. Cố Giám đốc FBI J Edgar Hoover không chỉ thông qua kế hoạch tuyển mộ trên, mà còn cố tình "làm ngơ" trước những hành động man rợ của số phần tử Đức quốc xã trong suốt Chiến tranh Thế giới II. 

Một quan chức chính phủ cho biết, năm 1994, một luật sư đã cùng với CIA gây áp lực lên các công tố viên đã họ thả một cựu điệp viên của Đức quốc xã, người có liên quan đến vụ thảm sát hàng chục nghìn người Do Thái ở Lithuania.

Bằng chứng về sự liên kết giữa chính phủ Mỹ và gián điệp Đức quốc xã bắt đầu xuất hiện vào những năm 1970. Hàng nghìn tài liệu được giải mật đều cho thấy việc tuyển dụng gián điệp Đức quốc xã vượt xa những gì người ta dự đoán và giới chức đã tìm cách che giấu mối liên hệ này trong suốt nửa thế kỷ sau chiến tranh.

Cựu Giám đốc FBI J Edgar Hoover (trái), người được cho là đã phê duyệt việc tuyển dụng hàng trăm phần tử Quốc xã làm gián điệp cho Mỹ

Năm 1980, các quan chức Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thậm chí còn từ chối cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp về 16 tội phạm Đức quốc xã bị tình nghi đang sinh sống tại Mỹ. Trước đó, Bộ Tư pháp đã có một số bằng chứng về việc 16 tên này đang làm nhiệm vụ thu thập tin tức cho FBI. Một quan chức FBI nhấn mạnh "phải bảo vệ tính bảo mật của các nguồn thông tin đến mức tối đa có thể".

Trong số những tên gián điệp làm việc cho Mỹ, có những kẻ từng giữ chức vụ rất cao trong chính quyền Đức quốc xã. Không thể không kể đến cái tên Otto von Bolschwing, cố vấn và trợ lý hàng đầu để Adolf Eichmann và là kẻ viết Chính sách khủng bố người Do Thái. Bolschwing được CIA tuyển mộ để làm gián điệp ở châu Âu.

Tuy nhiên, sau chiến tranh, CIA không chỉ thuê Bolschwing với vai trò gián điệp mà còn đưa hắn và gia đình tới New York vào thập niên 1954 để tưởng thưởng cho “lòng trung thành” của hắn.

 

Con trai Bolschwing, ông Gus von Bolschwing, người đã giành nhiều năm sau đó để tìm hiểu mối quan hệ của cha mình và Đức quốc xã, đã nhận thấy mối quan hệ giữa các cơ quan tình báo với cha mình như một hình thức trao đổi lợi ích trong Chiến tranh lạnh.

"Họ lợi dụng ông ấy, và ông ấy lợi dụng họ. Điều đó lẽ ra không nên xảy ra. Cha tôi đáng lí ra không nên được chính phủ Mỹ thừa nhận. Điều này hoàn toàn không phù hợp với giá trị của chúng tôi trong vai trò là một quốc gia", Gus von Bolschwing, hiện nay đã 75 tuổi, cho biết.

Tên tội phạm Đức quốc xã Aleksandras Lileikis, kẻ dính líu đến vụ thảm sát hàng chục nghìn người Do Thái ở Lithuania

Khi các điệp viên Israel bắt giữ một tên tội phạm Đức quốc xã khét tiếng ở Argentina năm 1960, Bolschwing đã yêu cầu CIA tăng cường bảo vệ. 

Aleksandras Lileikis, kẻ nhúng tay vào các vụ thảm sát hàng chục ngàn người Do Thái ở Lithuania cũng làm gián điệp cho Mỹ ở Đông Đức từ năm 1952 với mức lương 1.700 USD/năm.

Sau đó, Lileikis định cư tại Boston. Có bằng chứng cho thấy CIA đã can thiệp khi Lileikis bị điều tra vì phạm tội ác chiến tranh. 

Các tài liệu khẳng định giám đốc huyền thoại của FBI J. Edgar Hoover đã đồng ý với chính sách sử dụng tội phạm Đức quốc xã làm gián điệp. Năm 1980, các quan chức FBI từ chối cung cấp thông tin cho Bộ Tư pháp Mỹ về 16 tên tội phạm Đức quốc xã sinh sống tại Mỹ. 

Thông tin trên được công bố chỉ một tuần sau khi hãng AP đưa tin về cuộc điều tra cho thấy chính phủ Mỹ đã trả tiền trợ cấp xã hội lên đến hàng triệu USD cho hàng chục tên tội phạm Đức quốc xã bị buộc phải rời Mỹ. 

Tuy nhiên Bộ Tư pháp Mỹ sau đó cho biết số tiền trên là khoản trợ cấp an sinh xã hội trả cho các cá nhân tự nguyện từ bỏ quốc tịch Mỹ và rời khỏi nước này.

 

 

Yên Yên (Nguồn: New York Times)

Theo Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news