Nếu yêu thích các bộ phim cổ trang về thời nhà Thanh bạn sẽ biết Hòa Thân làm một đại quan tham trong lịch sử Trung Quốc, được Hoàng đế Càn Long vô cùng sủng ái. Mặc dù hầu hết các Chính sách được xây dựng dưới thời Càn Long đều có lợi cho nước, cho dân nhưng cũng chính vì lòng yêu quý nhân tài vô đáy của vị vua này mà nạn tham nhũng trở nên nghiêm trọng. Sau khi Càn Long qua đời, hoàng đế Gia Khánh đã vạch ra 20 tội ác nghiêm trọng của Hòa Thân để khám nhà ông ta. Tuy nhiên, có thông tin người chống lưng thực sự cho Hòa Thân không phải Càn Long mà là em trai ông ta, Hòa Lâm. Nếu Hòa Lâm không chết, Gia Khánh đế sẽ không dám đụng đến Hòa Thân.
Vào những năm cuối đời, Càn Long đã trao cho Hòa Thân rất nhiều quyền lực. Ông giữ hàng loạt các chức vụ quan trọng trong triều đình như Hộ bộ Thị lang, Tổng quản Nội vụ phủ, Phó Đô thống Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, Quốc sử quán Tổng tài, Hộ bộ Thượng thư, Thượng thư bộ Lại, Đề đốc Bắc Kinh, Lĩnh Ban Quân Cơ Đại Thần... Có thể nói Hòa Thân gần như kiểm soát phần lớn chính trị, nhân sự của nhà Thanh lúc bấy giờ. Ông có trong tay của cải, quyền lực, dưới một người nhưng trên muôn vạn người.
Em trai ông là Hòa Lâm cũng là một nhân vật quyền lực. Người này từng hợp tác với Phúc Khang An để trấn áp cuộc nổi dậy của nông dân, tạo nền tảng vững chắc cho hoàng đế nhà Thanh đàn áp phương Tây sau này.
Thời nhà Thanh, có rất nhiều người theo đuổi con đường quan lộ bởi chỉ có làm quan họ mới có cơ hội thay đổi vận mệnh của bản thân và gia đình. Hòa Thân là một ví dụ về quan chức thành đạt. Điều kiện gia đình của ông từ nhỏ không tốt lắm, nhưng với sự chăm chỉ và năng lực cá nhân, Hòa Thân đã vươn lên xuất sắc.
Hoàng đế Càn Long còn gả con gái út cho con trai độc nhất của Hòa Thân là Phong Thân Ân Đức. Bằng cách này, Hòa Thân đã trở thành hoàng thân quốc thích, địa vị và quyền lực càng được củng cố. Em trai ông là Hòa Lâm cũng làm việc trong triều đình, cả 2 anh em nương tựa vào nhau và có mối quan hệ sâu sắc. Nhờ đó, Càn Long quý trọng và tin tưởng Hòa Thân hơn, nhiều chức vụ chủ chốt trong triều đình đều được giao cho ông.
Trong công việc, khi Càn Long gặp phải vấn đề khó khăn, Hòa Thân đều biết cách giải quyết thích hợp. Khi Hòa Thân nhậm chức, ngân khố eo hẹp và nguồn lực khan hiếm. Chỉ vài năm sau đó, ông đã giúp Càn Long xây dựng các công trình quốc gia. Từ đây có thể thấy Càn Long đã tin tưởng Hòa Thân tới mức nào.
Đằng sau Hòa Thân không chỉ có tầm quan trọng của Càn Long mà còn là địa vị của em trai Hòa Lâm trong triều. Hòa Thân bị choáng ngợp bởi những lợi ích, không chỉ nhận bổng lộc từ triều đình mà còn cấu kết với các quan lại khác, nhận hối lộ từ các quan và giữ tất cả làm của riêng.
Trong chớp mắt, Càn Long đã già và lựa chọn thoái vị, giao đất nước cho Gia Khánh. Dù chỗ dựa của Hòa Thân bị lung lay nhưng ông ta vẫn có thể dựa vào danh nghĩa của Càn Long để làm việc. Mãi cho đến khi Càn Long băng hà vào năm Gia Khánh thứ 4, vài ngày sau khi xử lý tang lễ, Gia Khánh đã ban hành hơn 20 lệnh truy tố đối với Hòa Thân. Toàn bộ tài sản của Hòa Thân bị tịch thu, bản thân ông ta bị tỏ tù.
Trên thực tế, người ủng hộ Hà Thân chính là người em trai Hòa Lâm. Nếu không phải người này chết sớm thì Gia Khánh đế sẽ không kết án Hòa Thân được. Hai anh em họ Hòa hợp lại rất mạnh, lại nhận được sự ủng hộ của mọi người thì một hoàng đế non trẻ không phải là đối thủ.