Sáng kiến “một vành đai, một con đường” tuy mang ý nghĩa chiến lược quan trọng, nhưng nó cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro. Chìa khóa của sự thành công hay thất bại, còn phụ thuộc vào việc những thành viên tham gia sáng kiến cũng như người quyết định sáng kiến này sẽ hiểu và giải quyết các khó khăn này ra sao.
Hôm qua 14/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì hội nghị cấp cao với chủ đề “Vành đai và con đường: Hợp tác vì thịnh vượng chung”. Hội nghị được tổ chức với sự tham dự của 29 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các nước, Tổng thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Ngân hàng thế giới WB, Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF và khoảng 1.500 khách mời từ hơn 130 quốc gia. Mục đích của buổi hội nghị là thúc đẩy và tóm tắt sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” là một chiến lược đối ngoại đầy tham vọng của ông Tập Cận Bình được đưa ra vào năm 2013. Đây được coi là một tầm nhìn rộng lớn cho sự kết nối châu Á, châu Phi và châu Âu, được đầu tư hàng tỷ USD cho cơ sở hạ tầng.
Sáng kiến này không chỉ giúp Trung Quốc hội nhập với kinh tế thế giới, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung Quốc, mà còn có lợi trong việc thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi của các quốc gia trong một vành đai khu vực.
Trên thực tế, sáng kiến này quả thực là một cách thử nghiệm tích cực đối với thế giới, nhất là trong bối cảnh làn sóng chống toàn cầu hóa đang xuất hiện ngày càng nhiều tại phương tây. Đây cũng có thể là nguyên nhân lý giải tại sao hội nghị cấp cao lần này nhận được những phản ứng tích cực từ các nguyên thủ quốc gia.
Tuy nhiên, sáng kiến “một vành đai, một con đường” cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro. Đứng trên mọi phương diện mà nói, bất luận sáng kiến “một con đường, một vành đai” có mang những ý nghĩa chiến lược quan trọng, thì chìa khóa của sự thành công hay thất bại, còn phụ thuộc vào việc những thành viên tham gia sáng kiến cũng như người quyết định sáng kiến này sẽ hiểu và giải quyết các khó khăn này ra sao.
Chiến lược "Một vành đai-một con đường" được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013. |
Đầu tiên, sáng kiến “một con đường, một vành đai” đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất, chính là “chính trị”. Trong những năm gần đây, sự “nổi dậy” của Trung Quốc đã khiến các quốc gia trên thế giới vô cùng lo lắng, vì cho rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của trật tự thế giới hiện nay.
Và nếu xuất phát từ nhận thức này, trưởng phòng đầu tư quốc tế, thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Trương Minh đã từng nói, “sáng kiến ‘một vành đai, một con đường’ có thể làm gia tăng sự hoài nghi của các quốc gia thành viên đối với sự ‘nổi dậy’ của Trung Quốc”.
Cũng có thể chính vì nguyên nhân này, thậm chí đã có người so sánh sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc với kế hoạch Marshall của Mỹ.
(Giải thích thêm: Marshall Plan là một kế hoạch trọng yếu của Hoa Kỳ nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu, đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Có tên chính thức "Kế hoạch phục hưng châu Âu" (European Recovery Program - ERP), nhưng Kế hoạch Marshall thường được gọi theo tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall, người đã khởi xướng và ban hành kế hoạch. Kế hoạch Marshall là thành quả lao động của các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong đó ghi nhận sự đóng góp đặc biệt của William L. Clayton và George F. Kennan.)
Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là, nếu thế giới đã có những hoài nghi như vậy, bất kể là do định kiến riêng hay do những “thiếu sót” của Trung Quốc, thì đây chính là một thách thức mà người hoạch định Chính sách của sáng kiến này buộc phải nghĩ cách giải quyết.
Không chỉ vậy, với sự tham gia của nhiều quốc gia dọc khu vực chiến lược, sáng kiến “một vành đai một con đường” khó có thể tránh khỏi bị cuốn vào “vũng bùn” trong trò chơi của các cường quốc.
Trung Đông, Trung Á, Đông Nam Á, Nam Á đều là những khu vực “chơi có quy luật”, với ý nghĩa chiến lược của các cường quốc. Tuy rằng lấy hình thức hợp tác kinh tế để tiến vào các khu vực nói trên, nhưng Trung Quốc vẫn sẽ phải đối mặt với sự nghi ngờ và phòng bị của các cường quốc trong khu vực.
Ví dụ như hành lang kinh tế Pakistan-Trung Quốc chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối kịch liệt của Ấn Độ. Trong chuyến thăm Trung Quốc cấp nhà nước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thậm chí đã biểu thị một cách rõ ràng rằng Ấn Độ không thể chấp nhận được hạng mục hợp tác nói trên.
Ngoài ra, sáng kiến “một vành đai một con đường” cũng phải đối mặt với tình hình chính trị, xã hội vô cùng phức tạp. Tuy mang một ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, nhưng không thể không thừa nhận một hiện thực là, tình hình kinh tế xã hội của nhiều khu vực nằm trong con đường phát triển của sáng kiến này đang vô cùng lạc hậu và không ổn định.
Đặc biệt là tại các khu vực Trung Á, Trung Đông. Không chỉ là sự khác biệt giữa nước nhỏ, nước lớn; sự đối lập phức tạp giữa văn hóa,tôn giáo dân tộc; những bất đồng lịch sử khó giải quyết, năng lực quản lý quốc gia còn không đủ; mà còn là “đám mây” khủng bố vẫn không phân tán, chur nghĩa tôn giáo cực đoan vẫn đang thịnh hành, từ đó xuất hiện những rủi ro mà sáng kiến buộc phải đối mặt.
Ví dụ như Pakistan, với sự hiện diện của các chiến binh Hồi giáo, chính quyền địa phương đã buộc phải triển khai một số lượng lớn binh sỹ tại khu vực hành lang kinh tế Trung-Pak mà nước này coi trọng.
Đây là một tình huống tương đối tốt khi Trung Quốc đầu tư tại Pakistan tương đối nhiều, cũng như mối quan hệ song phương giữa hai nước còn tốt. Thế nhưng, nếu đặt trong tình huống là một quốc gia khác, liệu an toàn của người Trung Quốc tại đó có được đảm bảo hay không. Đây cũng là một bài toán khó không thể xem nhẹ.
Hơn nữa, sáng kiến này cũng đối mặt với nguy cơ khó thu lại lợi ích sau đầu tư. Theo một nhà phân tích trước đây nhận định, sáng kiến “một vành đai, một con đường” có tỷ lệ thu hồi lợi ích rất thấp, những quốc gia nằm trong chiến lược này đa số là những nước nghèo, nên rủi ro đầu tư là rất lớn.
Bất cứ chiến lược có tính phát triển bền vững đều bắt buộc phải phù hợp với quy luật kinh tế. Chiến lược “một vành đai, một con đường” cũng không phải ngoại lệ, mặc dù ý nghĩa chiến lược rất quan trọng, tuy nhiên rủi ro đầu tư cũng không phải không tồn tại. Ví dụ như hạng mục đầu tư quan trọng tại thành phố cảng Colombo, Sri Lanka, nhưng lại bị các chính trị gia địa phương đánh giá là một “công trình voi trắng”
là một dự án quan trọng, nhưng là một phần của các chính trị gia địa phương chỉ trích là "dự án voi trắng", một số dự án cơ sở hạ tầng phải đối mặt với khó khăn trong việc sử dụng hoang vu chính thức đi vào hoạt động. Vì vậy, một số hạng mục đang chuẩn bị vận hành đã biến thành những bãi đất hoang. Khi đó, Trung Quốc đã phải cam kết khoản tiền viện trợ mới trị giá 1 tỉ USD cho Sri Lanka sau khi một dự án bất động sản trị giá 1,5 tỉ USD của nước này ở thủ đô Colombo của Sri Lanka, bị đình chỉ.
Những phân tích trên đây chỉ là một phần nhỏ trong những thách thức và rủi ro mà sáng kiến “một vành đai, một con đường” phải đối diện. Đối với những thách thức này, Trung Quốc cũng như các quốc gia tham gia sáng kiến buộc phải thận trọng, thể hiện trí tuệ và cùng nhau giải quyết những khó khăn, từ đó mới có thể giúp được sáng kiến “một vành đai, một con đường” có thể được thực hiện.
Nghiêm Thu (Đa chiều)