Tin mới

Chuyện gì đã xảy ra với chuyến bay QZ8501 của AirAsia?

Thứ ba, 30/12/2014, 10:22 (GMT+7)

Sự biến mất đột ngột của chuyến bay QZ8501 của hãng AirAsia tại không phận Indonesia đã dấy lên hàng loạt câu hỏi: Điều gì đã khiến máy bay mất liên lạc? Tại sao lại là châu Á? Liệu đường hàng không có còn an toàn?

Sự biến mất đột ngột của chuyến bay QZ8501 của hãng AirAsia tại không phận Indonesia đã dấy lên hàng loạt câu hỏi: Điều gì đã khiến máy bay mất liên lạc? Tại sao lại là châu Á? Liệu đường hàng không có còn an toàn?

Đài CNN đã đặt ra những câu hỏi cho các độc giả và người xem của mình và họ bị ngập trong những ý kiến. Dưới đây là những câu trả lời thường gặp nhất:

1. Chính xác thì chuyện gì đã xảy ra?

Một số thông tin cơ bản về chuyến bay QZ8501 trước khi nó mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu:

- Chiếc máy bay Airbus A320-200 đã cất cánh từ thành phố Surabaya, Indonesia vào lúc 5h36 phút sáng chủ nhật, ngày 28/12 (giờ địa phương), mang theo 155 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn. Đích đến là Singapore, hành trình này thường kéo dài ít nhất 2 giờ đồng hồ.

- Vào lúc 6h12 phút sáng, một phi công đã xin ý kiến đài kiểm soát không lưu để nâng độ cao để tránh thời tiết xấu, theo các quan chức Indonesia.

- Vài phút sau, chiếc máy bay biến mất khỏi màn hình radar của đài kiểm soát không lưu.

- Lúc 7h55 phút sáng, chuyến bay QZ8501 được chính thức tuyên bố mất tích. Vị trí cuối cùng của máy bay được biết đến là trên biển Java, giữa quần đảo Belitung và Borneo.

- Đa số những người trên máy bay là người Indonesia. Những người còn lại đến từ Hàn Quốc, Anh, Pháp, Malaysia và Singapore.

Nhưng ngoài những điểm trên thì còn rất nhiều điều không thể chắc chắn.

2. Nếu các phi công yêu cầu nâng độ cao vì thời tiết vậy thì tại sao đài kiểm soát không lưu lại không đưa ra con đường thay thế?

Đài kiểm soát không lưu đã đồng ý với yêu cầu rẽ trái của phi công nhưng từ chối để máy bay nâng độ cao từ 32.000 feet lên 38.000 feet (gần 10.000 mét lên hơn 11.000 mét), Djoko Murjatmodjo, một quan chức hàng không thuộc Bộ Giao thông Vận tại Indonesia nói với tờ Kompas. Yêu cầu tăng độ cao bị từ chối bởi có một chiếc máy bay khác đang bay ở độ cao đó, ông nói.

Ông Djoko cho rằng chuyến bay 8501 vẫn nâng độ cao bất chấp đài kiểm soát không lưu từ chối yêu cầu.

3. Liệu máy bay có bị tấn công khủng bố?

Chuyến bay QZ8501 được cho là đã rơi tại biển Java

Do không chắc chuyện gì đã xảy ra với máy bay nên những giả thuyết xoay quanh vấn đề này ngày một tăng lên. Song các quan chức không cho rằng chuyến bay 8501 bị khống chế. Họ tin rằng sẽ tìm thấy máy bay.

Một chuyên gia nói với CNN giả thuyết ít tồi tệ hơn đó là: Máy bay đã bị hỏng ngay giữa không trung.

Một hình ảnh do nhân viên người Indonesia tại đài kiểm soát không lưu tiết lộ cho thấy chuyến bay 8501 đã tăng độ cao nhưng giảm tốc độ. Tốc độ này quá chậm để có thể bay, Geoffrey Thomas, giám đốc quản lý trang airlineratings.com cho biết.

Ông Thomas nói thêm rằng, thông thường, phi công dìm mũi máy bay xuống để lấy lại tốc độ, thoát khỏi sự chết máy nhưng trong một vài điều kiện khí quyển hiếm gặp, điều này không thể thực hiện dẫn tới máy bay không khôi phục được tốc độ.

 

 Máy bay AirAsia mất tích: Tin nhắn nói hành khách vẫn an toàn

 

4. Máy bay có thể đã hạ cánh an toàn trên biển ?

Các chuyên gia nói rằng điều này là có thể nhưng không chắc các phi công của chuyến bay 8501 sẽ tạo ra kỳ tích tương tự như Chesley Sullenberger, phi công của hãng Airways, Mỹ năm 2009.

Chiếc Airbus A320 được trang bị một bộ chuyển đáp xuống biển “biến thân máy bay thành một con tàu khi cần thiết”, Alan Diehl, cựu nhân viên điều tra tai nạn tại Air Force & NTSB cho biết.

“Nếu họ họ cánh trên mặt nước an toàn, máy bay sẽ nổi”, ông nói.

Nhưng chuyên gia tìm kiếm dưới nước Christine Dennison nói rằng bà không nghĩ máy bay có khả năng hạ cánh trên nước. Mặc dù vậy, bà vẫn hi vọng còn người sống sót.

Các quan chức Indonesia cũng đã dự đoán rằng máy bay đã “chìm dưới đáy biển”.

5. QZ8501 cũng biến mất tương tự MH370?

Bề ngoài thì có vẻ như vậy. Chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines biến mất hồi tháng 3: Một chiếc máy bay chở khách đang bay trên vùng biển Đông Nam Á vào sáng sớm thì biến mất khỏi màn hình radar. Một cuộc tìm kiếm quốc tế khổng lồ được phát động.

Nhưng các nhà phân tích nói rằng vẫn có vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa 2 vụ việc.

Trong trường hợp của MH370, các phi công đã không thông báo về sự thay đổi lộ trình bí ẩn của máy bay khiến cho câu hỏi chuyện gì đã xảy ra càng khó đoán định. Nhưng phi công của chuyến bay QZ8501 lại nới với đài kiểm soát không lưu những gì anh ta muốn làm – đó là đổi hướng và tăng độ cao để tránh thời tiết xấu.

 

Các quan chức Indonesia tin rằng chuyến bay của AirAsia đã bị rơi trên biển Java, một vùng nước nông hơn và nhiều tàu thuyền qua lại hơn so với vùng biển Ấn Độ Dương, nơi mà MH370 được cho là đã kết thúc hành trình.

 

Để tìm kiếm chuyến bay 8501 chắc chắn là dễ dàng hơn so với MH370, Steven Wallace, cựu giám đốc Văn phòng điều tra tai nạn Cơ quan quản lý Hàng không Liên bang cho biết.

6. Có điều gì đó tại châu Á khiến du lịch hàng không không an toàn?

Đây là một năm thảm họa của ngành hàng không, trong đó có 3 vụ có liên kết với Malaysia. Nhưng các chuyên gia vẫn nói rằng di chuyển bằng con đường này vẫn an toàn.

Đây là năm có số vụ tai nạn thấp nhất kể từ cuối những năm 1920, theo Cục Lưu trữ số liệu Tai nạn máy bay tại Geneva nói. Mỗi chiếc máy bay bị tai nạn và bị hư hại thì đều sẽ không được sử dụng nữa mà bị loại bỏ.

Nhưng cũng có tin xấu là nếu tất cả người trên chuyến bay của AirAsia đều chết thì số người chết trong năm 2014 vì tai nạn hàng không đã tăng lên 1.320 người, cao nhất từ năm 2005, năm có 1.463 người chết.

Châu Á đã có một năm đặc biệt tồi tệ. Các chuyên gia thừa nhận rất lạ là chuyến bay 8501 biến mất khỏi màn hình radar tại khu vực giống như MH370.

“Rất lạ, thật không bình thường, quái quỷ về những gì đang xảy ra tại khu vực này, nhưng chúng tôi không biết sự thật là gì”, Peter Goelz, cựu giám đốc điều hành của Ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ cho biết.

Bảo Linh (tin tức CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news