Tai nạn khi lên 3 khiến mọi thứ thay đổi
Dorothy Louise Eady sinh ra tại London vào năm 1904. Cô bé lớn lên như mọi đứa trẻ bình thường khác cho đến năm lên 3 tuổi. Dorothy bị ngã cầu thang và sau khi tỉnh dậy, cô bé bắt đầu có những biểu hiện kỳ lạ. Dorothy luôn miệng yêu cầu được "trở về nhà" dù đang ở cạnh bố mẹ.
Bà Dorothy (bên phải), người tự nhận mình là người tình kiếp trước của Pharaoh. Ảnh: Internet
Một lần, cô được bố mẹ đưa đến Bảo tàng Anh. Khi vừa nhìn thấy công trình mô phỏng đền thờ Ai Cập, cô bé đã thốt lên đó chính là "nhà". Dorothy có những biểu hiện rất kỳ lạ, kể vanh vách từng chi tiết về ngôi đền thờ ai và chạy xung quanh các bức tượng trưng bày cổ vật Ai Cập.
Một góc căn phòng trưng bày những cổ vật của nền văn minh Ai Cập cổ đại tại bảo tàng London. Ảnh: Internet
>>> Xem thêm: Nguyên thủ quốc gia đầu tiên đột tử, nghi do nhiễm Covid-19
Kể từ đó, Dorothy rất nhiều lần viếng thăm bảo tàng. Tại đây, cô làm quen với ông Wallis Budge, người quản lý các cổ vật Ai Cập trong bảo tàng. Chính ông là người khuyến khích Dorothy học chữ tượng hình để theo đuổi kiến thức về nền văn minh Ai Cập Cổ Đại.
Người giáo viên ở lớp học đã rất kinh ngạc với khả năng tiếp thu nhanh chóng của cô đối với một môn học thông thường cần nhiều năm để nắm bắt. Khi được hỏi làm thế nào cô có thể học những ký hiệu phức tạp nhanh chóng đến vậy, Dorothy trả lời là cô bé không thật sự học chúng từ con số không, mà là nhớ lại ngôn ngữ cổ cô đã quên từ lâu.
Ông Wallis Budge chính là người đã khuyến khích Dorothy theo đuổi chữ tượng hình. Ảnh: Internet
Năm 15 tuổi, Dorothy gặp một giấc mộng kì lạ. Cô được một linh hồn tên Hor-Ra ghé thăm và hé lộ cô là đầu thai của một người phụ nữ Ai Cập tên là Bentreshyt, một nữ tu sĩ ở ngôi đền Seti I tại thành phố Abydos, Thượng Ai Cập. Hor-Ra sẽ thường xuyên xuất hiện trong giấc mộng của cô bé trong suốt khoảng thời gian 12 tháng và kể cho cô nghe câu chuyện về kiếp trước của mình.
Dorothy cho biết, Bentreshyt là con gái một người lính làm việc cho Pharaoh Seti I và một phụ nữ bán rau. Người mẹ qua đời khi Bentreshyt lên 3 tuổi. Sau đó, Bentreshyt được đưa tới ngôi đền ở Abydos và trở thành tu sĩ.
Năm 12 tuổi, Bentreshyt tuyên bố mình là một trinh nữ hiến thần (consecrated virgin), nhưng vài năm sau cô gặp Pharaoh Seti I. Họ yêu nhau và Bentreshyt có thai. Vì lời thề giữ gìn trinh tiết của tu sĩ, Bentreshyt tự sát để ngăn không cho Pharaoh Seti I bị liên lụy.
Ảnh minh họa.
Dorothy đã viết nhật ký giấc mơ, và khi xong xuôi, cô đã viết được khoảng 70 trang về kiếp trước của mình, tất cả đều bằng tiếng Ai Cập cổ đại. Ngoài ra, cô còn được linh hồn Pharaoh, vua Seti ghé thăm. Dù vậy, những hành vi kỳ lạ khiến Dorothy từng bị đưa vào trại tâm thần một vài lần.
Trở về nhà
Năm 1931, Dorothy kết hôn với Eman Abdel Meguid, một sinh viên người Ai Cập mà cô quen biết. Khi đó, người nữ 29 tuổi mới thực sự "trở về nhà" tại Ai Cập. Hai người có với nhau một người con trai và đặt tên là Sety.
Bà Dorothy và cậu con trai. Ảnh: Internet
>>> Xem thêm: Bò mang thai ăn bột mì nhồi thuốc nổ gây phẫn nộ ở Ấn Độ
Ở đây cô đã gặp nhà khảo cổ học Selim Hassan rồi trở thành thư ký và người vẽ phác họa cho ông tại Cục Cổ vật Ai Cập. Cô là nữ nhân viên đầu tiên của Cục và là một người phụ tá đắc lực cho ông Hassan nói riêng và những học giả Ai Cập nói chung, khi chỉnh sửa lại lỗi tiếng Anh của họ và viết các bài viết bằng tiếng Anh cho những người khác. Từ một người phụ nữ người Anh với trình độ học vấn hạn chế, cô đã trở thành một người vẽ phác họa hàng đầu và một cây viết đầy ý tưởng và tài năng, khi tự mình sản xuất những bài viết, luận văn, tài liệu chuyên khảo, và các cuốn sách bao quát một phạm vi rộng, có trí tuệ và chất lượng tốt.
Sau 19 năm sống tại Cairo, Dorothy quyết định chuyển đến sống trong một ngôi nhà ở Abydos, gần ngọn núi Pega-the-Gap, lúc 52 tuổi. Theo tín ngưỡng cổ xưa, ngọn núi trên là con đường dẫn đến thế giới bên kia. Ở giai đoạn này, Dorothy bắt đầu được gọi là Omm Sety, nghĩa là ''mẹ của Sety''.
Tại Abydos, Dorothy hợp tác với các nhà Ai Cập học để khám phá ngôi đền của Seti I. Bà viết một số cuốn sách về riêng mình cũng như tham gia vào công việc của nhiều nhà nghiên cứu khác. Dorothy giúp các nhà khảo cổ phát hiện khu vườn, nơi bà gặp Seti I lần đầu tiên. Kết quả thu được chính xác giống những gì bà nhớ lại từ tiền kiếp.
Ngôi đền của Seti I tại Abydos. Ảnh: Wikipedia
Những năng lực kỳ bí khiến giới khoa học không thể lý giải
Nhờ vào "ký ức tiền kiếp", bà đã giúp ích rất nhiều trong việc xác định các di tích khảo cổ. Khả năng tìm kiếm các di chỉ và cổ vật thất lạc của bà đã trở nên nổi tiếng đến nỗi một nhà Ai Cập học người Anh từng tuyên bố rằng: “Nếu Omm Sety vẫn còn ở đây tôi sẽ nghe theo chỉ dẫn của bà khi tìm kiếm các thứ, vào bất cứ lúc nào, hơn là nghe theo những trang thiết bị tối tân nhất hiện nay”. Câu nói này của ông đã nhận được sự ủng hộ của các đồng nghiệp.
Những ký hiệu, hình ảnh cổ đều được bà giải mã, Dorothy biết trước nội dung trên các văn tự cổ dù chưa nhìn qua chúng hay những địa điểm, cổ vật bị thất lạc đều được bà xác định địa điểm khai quật một cách chính xác đến từng chi tiết. Dorothy được xem người dẫn đường, giúp giới khảo cổ học khám phá về nền văn minh cổ đại của Ai Cập.
Ngoài những ký ức chính xác về vị trí các di tích, về đời sống của người Ai Cập cổ đại, bà còn có những biểu hiện thần kỳ khác. Bà thường dậy sớm vào mỗi buổi sáng, ngâm mình trong bể nước tại đền thờ Osireion (ngay đằng sau đền Seti I) để tẩy tịnh thân thể, sau đó đi chân trần vào điện thờ để cầu nguyện mỗi ngày.
Đền Osireion nằm ở đằng sau đền Seti I, được biết đến với tác dụng chữa lành bệnh tật. Ảnh: Internet
Bà không sợ rắn hổ mang, có khả năng yểm bùa chúng và dùng tay không “bón” cho chúng ăn mà không sợ bị cắn. Người dân quanh vùng kể lại rằng bà từng nhảy xuống bể nước tại đền thờ Osireion để chữa bệnh cho bản thân. Bà tuyên bố rằng chính bể nước thần thánh này đã giúp bà khỏi bệnh viêm khớp, viêm ruột thừa, và bỏ không phải đeo kính mắt.
Người dân xung quanh dường như cũng hưởng lợi khi các căn bệnh của họ được chữa lành, từ các vấn đề về hô hấp cho đến chứng nghe, nhìn khó khăn. Bà cũng đã từng tự chữa chứng nhiễm trùng mắt nhờ sử dụng các câu thần chú được khắc trên các bức tường ngôi đền.
Nhiều nhà nghiên cứu không muốn tin vào câu chuyện của Omm Sety, nhưng họ cũng không thể phủ nhận những điều bà nói. Bà có được những hiểu biết mà ngay cả những chuyên gia công tác tại Ai Cập trong nhiều năm cũng không thể có.
>>> Xem thêm: Phát hiện nhóm máu khó nhiễm Covid-19 nhất
Bà Dorothy và cháu gái chụp ảnh vào năm 1976, 5 năm trước khi qua đời. Ảnh: Internet
Vào ngày 21 tháng 4 năm 1981, Dorothy người được biết đến với cái tên Omm Sety đã qua đời ở tuổi 77, mộ phần của bà chôn cất tại nghĩa trang Coptic, Abydos, Ai Cập.