Tin mới

Con bê có phần đầu giống đầu người khiến người dân xôn xao

Chủ nhật, 04/06/2017, 10:21 (GMT+7)

Một con bê sinh ra có hình dạng phần đầu giống đầu người đang khiến dư luận Ấn Độ xôn xao bàn tán.

Một con bê sinh ra có hình dạng phần đầu giống đầu người đang khiến dư luận Ấn Độ xôn xao bàn tán.

Con bê sinh ra với đôi mắt, mũi và hai tai giống với con người, trong khi phần còn lại của cơ thế vẫn mang các đặc điểm giống bò. Tuy nhiên, nó đã chết chỉ một giờ sau khi sinh tại Muzaffarnagar, Uttar Pradesh, miền bắc .

Con bê mang "đầu người" ở Ấn Độ

Ngay sau khi hay tin, người dân địa phương từ các làng gần đó đã đến cầu con vật ban phước. Họ cho rằng con bê là là hiện thân của thần Vishnu, một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo.

Đoạn video cho thấy người dân dâng tặng vòng hoa và cúi đầu trước thi thể của con bê trong hộp kính. Họ dự định xây dựng một ngồi đền cho con vật này.

Con bê có phần đầu giống... đầu người khiến người dân xôn xao - Ảnh 2.

Nhiều người tin rằng con bê này là hiện thân của một vị thần.

Mahesh Kathuria, 50 tuổi, một doanh nhân địa phương đến viếng con bê, cho hay: "Thần đã sinh ra từ thi thể của một con bò trong vùng. Chúng tôi đến đây để cầu thần ban phước lành".

"Thật kỳ diệu khi con bê được sinh ra ở nơi này. Hàng nghìn người đã đến đây để chứng kiến điều đó. Chúng tôi sẽ hỏa thiêu ngài ấy trong 3 ngày", Raja Bhaiya Mishra, quản lý trại nuôi dưỡng động vật đi lạc, nơi con bê sinh ra, cho hay.

Con bê có phần đầu giống... đầu người khiến người dân xôn xao - Ảnh 3.

Hàng trăm người dân địa phương bày tỏ sự tôn sùng với con bê kỳ lạ này.

Ông Mishra cũng cho biết bò mẹ được giải cứu từ tay một người bán thịt và được đưa đến trại nuôi dưỡng này cách đây 6 tháng trước khi mang thai.

Con bê có phần đầu giống... đầu người khiến người dân xôn xao - Ảnh 4.
 

Tuy nhiên, các chuyên gia thú y lại có quan điểm khác về hiện tượng nói trên. 

"Nếu một gen không phát triển bình thường hoặc bị lỗi, nó sẽ gây ra nhiều dị dạng về mặt cấu trúc, dẫn đến hiện tượng bất thường như ở con bê này", Tiến sĩ Ajay Deshmukh, bác sĩ thú y cấp cao của Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Wildlife SOS ở Ấn Độ, nói.

Ông nhận định hiện tượng này hoàn toàn có thể giải thích bằng khoa học thay vì mê tín.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news