Tin mới

Con người sẽ còn gặp những đại dịch nếu còn tàn phá rừng

Thứ bảy, 09/05/2020, 08:29 (GMT+7)

Ngăn phá rừng ở Đông Nam Á sẽ là bước quan trọng để ngăn các loại virus chết người tương tự Covid-19 lây lan trong tương lai.

Loài người sẽ còn gặp những 'đại dịch Covid-19' tiếp theo nếu không ngừng tàn phá rừng. Ảnh: Mediacorp

Trong 4 thập kỷ qua, những khu rừng nguyên sinh tại khu vực đã bị đốn hạ với tốc độ kinh ngạc. Nông nghiệp và cơ sở hạ tầng đã nuốt chửng đất đai thuộc sở hữu vĩnh viễn của mẹ thiên nhiêm để phục vụ cho loạt mục tiêu phát triển kinh tế. 1/3 diện tích rừng của khu vực đã bị mất trong khoảng thời gian này. Con người và động vật hoang dã tiếp xúc và xung đột gần hơn.

Giờ đây, một nghiên cứu cho thấy sự tàn phá và xé nhỏ đất rừng không chỉ gây biến đổi khí hậu mà còn khiến những virus nguy hiểm nhảy từ động vật sang người. Mặc dù nguồn chính xác của Covid-19 chưa được xác định nhưng nguồn gốc động vật của nó thì không có gì phải nghi ngờ. Hơn 2/3 số bệnh nguồn gốc động vật được biết đến bắt nguồn từ động vật hoang dã.

"Nguy cơ đại dịch liên quan tới việc mất đi môi trường sống và sự khai thác động vật hoang dã. Sự lan tràn của virus có nguồn gốc động vật phổ biên hơn chúng ta biết và nó đang xảy ra với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết", Christine Johnson, một giáo sư dịch tễ học và sức khỏe hệ sinh thái tại ĐH California nói. "Khi môi trường sống tự nhiên bị thu hẹp, động vật hoang dã thường phân phối lại vào những nơi cận biên nên tiếp xúc gần hơn, thường xuyên hơn với con người".

Giáo sư Johnson nói rằng các chủng virus corona trước đó chưa được phát hiện trong dơi ở Myanmar. Sự biến đổi khí hậu (phá rừng là một phần nguyên nhân) đang làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh bằng cách đẩy các loài động vật và vật chủ trung gian có truyền virus tới những khu vực mới chưa từng gặp mầm bệnh trước đó.

Bà nói rằng việc thừa nhận mối liên hệ giữa sức khỏe của môi trường và sức khỏe người dân toàn cầu lúc này quan trọng hơn bao giờ hết. "Bảo vệ môi trường sống tự nhiên cho động vật hoang dã và hạn chế buôn bán động vật hoang dã sống là điều cần thiết để giảm thiểu sự phát sinh của bệnh tật". Theo giáo sư Johnson, khi động vật hoang dã tiếp xúc gần với con người, những virus mới có thể nhảy sang người. Nếu virus có thể truyền từ người sang người thì sẽ hình thành đại dịch.

Sức khỏe của rừng gắn liền với sức khỏe của nền văn minh nhân loại và sức khỏe  của hành tinh này. Càng gìn giữ được nhiều vùng rừng khỏe mạnh thì chúng ta  càng có lợi. Khi chúng ta thay thế động vật để xé nhỏ rừng thì điều đó ngày càng tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy truyền tải đi thông điệp bảo vệ rừng để nhận loại tránh được những đại dịch như Covid-19 trong tương lai.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news