Chỉ đến khi mọi chuyện đã lùi vào quá vãng và đi qua hết hơn nửa đời người, bà Công Thị Nghĩa (1932) mới có đủ mạnh mẽ và dũng khí để nhìn lại quãng thời gian đầy 'nhơ nhớp' của mình.
Nữ nhân tài sắc: 'Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm'
Bà Công Thị Nghĩa hay còn có tên gọi khác là hoa hậu Thu Trang vốn xuất thân trong một gia đình tri thức tại làng hoa Ngọc Hà Hà Nội.
Năm 10 tuổi, bà cùng với gia đình chuyển vào Sài Gòn sống và ngay từ khi còn rất nhỏ bà đã thể hiện được năng khiếu viết lách của mình.
Không chỉ ham mê nghiên cứu sử sách, bà còn có tài năng đặc biệt khác ít được biết tới: Làm điệp viên.
Bà đã trở thành điệp viên của tổ chwucs Việt Minh với nhiệm vụ gián điệp.
Sau đó, bà theo đuổi con đường ký giả và trở thành nhà văn, nhà báo chuyên viết về các vấn đề văn hóa nghệ thuật.
>>Có thể bạn quan tâm: 'Bông hoa dại' đẹp nhất màn bạc và 'mối thâm giao' với 3 nam tài tử đình đám của Vbiz
Vào năm 1955, một cuộc thi người đẹp trên danh nghĩa tìm kiếm Hoa hậu đã diễn ra tại Lido Chợ Lớn, Sài Gòn.
Với khuôn mặt xinh đẹp thanh tú, lông mày cong vút cùng, đôi mắt buồn long lanh, làn da trắng mịn, bà Công Thị Nghĩa nhanh chóng trở thành hoa hậu của cuộc thi, cũng là danh nghĩa Hoa hậu đầu tiên tại Việt Nam.
Dù vậy, ít ai biết rằng, danh hiệu này cũng chính là dấu hiệu báo trước những bi kịch chìm nổi long đong của người đàn bà sắc nước hương trời.
Tấn kịch ở tuổi 25 với cái danh 'chửa hoang' khó gột rửa
Sau khi đăng quang ngôi vị cuộc thi người đẹp, tên tuổi của hoa hậu Thu Trang (bà Công Thị Nghĩa) nổi danh khắp các miền kinh kỳ.
Bà cũng nhận được vô vàn sự săn đón của báo giới khi được mời tham gia đóg phim và dự liên hoan phim Châu Á.
Năm 1975, bà nhận lời mời tham gia bộ phim thứ 2 với tên gọi Lục Vân Tiên của đạo diễn Tống Ngọc Hạp.
Nhưng cũng trong ánh hào quang của sự nghiệp ấy, bà rơi vào lưới tình với chính vị đạo diễn của bộ phim mà điều oái oăm ở chỗ vị đạo diễn này là người đã có gia đình.
Cả hai xuất hiện với nhau như hình với bóng trước truyền thông và sánh bước bên nhau ở mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi sang trời Âu để quảng bá cho bộ phim của mình.
Trong cuốn hồi ký của mình, bà thừa nhận đó là mối tình 'sai lầm và ngang trái' và đau đớn hồi tưởng lại quãng thời gian tưởng chừng đầy hoa lệ nhưng cũng là đen tối nhất của mình.
'Tới tuổi 25, tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm, bị dụ vào những tình huống mà tôi cảm nhận là mình không thể tránh.
Khi người đàn ông đam mê, nên dễ bị say trong nỗi cuồng điên man dại? Hay chính tôi là một đối tượng có những nét gì khó gần, quá giữ gìn, càng gây kích thích trong sự phải chiếm đoạt, phải chinh phục do tự ái của đàn ông tính, pha lẫn với ít nhiều tưởng tượng là tình yêu?
Ngang trái thay, tôi đã không biết abc gì trên phương diện tình d.ục . Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo…', bà Công Thị Nghĩa hồi tưởng.
Trong một lần giãi bày với truyền thông về mối tình 'đáng để quên đi' này của mình, bà cho biết có lẽ vì 'ông Hạp đã hiểu biết tôi qua những bài vở của tôi. Từ tình bạn đến tình yêu cũng không bao xa'.
Cũng theo tiết lộ của bà Công Thị Nghĩa, bà biết đạo diễn Hạp đã có gia đình nhưng theo lời của vị đạo diễn thủa ấy thì gia đình ông đang trong thời kỳ li thân và cả hai đang xúc tiến việc ly dị.
Và tin lời người tình, nàng hậu chưa từng nếm trải mùi đời đã sa ngã vào cuộc tình đầy sai trái.
Dù đến khi cay đắng nhận ra, bà đã mang trong mình đứa con và kiên quyết giữ lại, chờ ngày sinh dù không có bất cứ một đám cưới nào được diễn ra.
Cơn giông tố kéo đến và nghị lực phi thường của người phụ nữ đơn thân
Khó có thể tưởng tượng được một người phụ nữ sống trong xã hội mới thoát khỏi phong kiến thì việc 'không chồng mà chửa' sẽ chịu những nỗi dày vò và sự dè bỉu đến thế nào.
Trong cuốn hồi kí của mình, khi trở về Việt Nam, bà bị sốc nặng bởi đón mình ở sân bay chính là một đám đông cuồng nộ.
'Thật là cả một cơn giông bão phũ phàng đổ ập xuống tôi khi vừa bắt đầu làm mẹ. Xã hội Việt Nam thời ấy chưa có chút vị tha nào cho những sự kiện như vậy', nàng hậu hồi tưởng.
Cũng trong kí ức của mình, bà khong quên được chiếc vali chứa đồ sơ sinh chuẩn bị cho con trai bị xé nát, quần áo nữ trang đều bị mất và chỉ còn hình ảnh cũng như giấy tờ trong tay là còn lành lạnh.
Lúc đó, nhà sản xuất người Ấn có tên Robert đã phải dẫn bà ôm ụng tháo chạy lên xe hơi riêng của ông để thoát khỏi sự giận dữ của đám đông.
Sau đó, bà quyết định làm mẹ đơn thân và đặt con trai theo họ cha - Tống Ngọc Vân Tiên để làm kỷ niệm cho tình yêu đầu đầy bi kịch của mình.
Dù đắng cay nhưng bà cũng chưa bao giờ buông lời trách móc hay đòi hỏi trách nhiệm gì từ đạo diễn Tống Ngọc Hạp.
Dù sau này nhận được khá nhiều lời mời hấp dẫn khi các đạo diễn của Mỹ trải thảm sẵn đến kinh đô diện ảnh Mỹ nhưng bà đều từ chối.
Sau khi sinh con, bà xin vào làm việc tại một công ty nước ngoài để tránh điều tiếng.
Mối tình câm lặng đầy si mê của thi sĩ Bùi Giáng
Dù bị dư luận ruồng bỏ và những người hâm mộ quay lưng nhưng không vì thế mà sức hút của bà bị suy chuyển.
Một trong những người đàn ông nổi tiếng mê đắm bà đến quên ăn quên ngủ chính là thi sĩ Bùi Giáng.
Thi sĩ Bùi Giáng đã từng có rất nhiều bài thơ viết dành riêng cho bà và trong đó có câu 'Còn hai con mắt, khóc một con người'.
Thậm chí trong tập Mưa nguồn năm 1962, ông còn viết 'Không biết nữa trời tròn hay méo/ Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay/ Anh ngó lên trời mây gió gửi nhau bay/ Trời bên kia/ Nhan sắc ở bên này'.
Mối tình đơn phương và trầm lặng cùng với tình cảm tuyệt vọng và hờn trách của thi sĩ Bùi Giáng dành cho bà đã thể hiện qua nhiều tập thơ của ông.
Trong cuốn hồi ký của mình, bà kể về lần gặp gỡ với thi sĩ Bùi Giáng vào ngày mưa năm 1961 khi bà chuẩn bị sang Pháp 'Tôi hơi ngạc nhiên để ý anh nhìn xuống nền nhà đá hoa. Cả hai im lặng, tôi muốn nói một câu gì đó để cho có chuyện. Chưa kịp thì anh cúi xuống nhặt đôi dép màu xanh lá mạ của tôi đi trong nhà cạnh đó, anh nhặt lên và lẳng lặng mở tờ báo gói đôi dép. Rồi anh đứng lên: Tôi về'.
Cũng từ đó về sau họ không còn gặp nhau thêm lần nào nữa.
Cuộc sống an yên ở trời Tây
Năm 1961, bà Thu Trang đã nhận được lời mời sang Pháp khi tham gia ngành điện ảnh và quyết định chuyển đến đất nước này để sinh sống.
Tại Pháp, bà không đóng phim nữa mà quay lại với con đường thi sĩ, bà xin vào học Trường Cao học về lịch sử và triết học – thuộc trường Đại học Sorbonne.
Thời điểm này, bà vừa đi học vừa làm gia sư, thông dịch viên tiếng Anh để chi trả chi phí sinh hoạt cho 2 mẹ con.
Cũng tại đây, bà gặp được chân ái của cuộc đời mình là ông Marcel Gaspard - người bạn đời sau này của bà.
Năm 1978, bà trở thành tiến sĩ Sử học tại Đại học Paris 7 tại Pháp. Ngoài việc đóng góp cho các hoạt động của người Việt tại Pháp, bà cũng hỗ trợ và giúp đỡ các lưu học sinh.
Ngoài nghiên cứu sử học, bà còn tiếp tục viết thơ, truyện, hồi ký và xuất bản nhiều sách.
Năm 1990, bà được bình chọn là một trong 100 nhà thơ Việt Nam được yêu mến của TK 20.
Ở tuổi quá xế chiều, những thông tin cũng như hình ảnh của cuộc sống hôn nhân của bà gần như đều không được tiết lộ.
Dù vậy, trong ánh mắt rạng rỡ của người đàn bà đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của cuộc đời đều có thể nhận thấy bà đang hạnh phúc và an yên với tổ ấm nhỏ của mình.