Tin mới

"Kẻ tội đồ" trong lòng Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (P.1)

Thứ hai, 11/07/2016, 15:44 (GMT+7)

Đối với nước Mỹ, Ana Montes là "kẻ tội đồ", là gián điệp đã đặt quân đội Mỹ vào nguy hiểm, phản bội dân tộc mình và bàn giao nhiều bí mật quốc gia mà theo các chuyên gia Mỹ là gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng mà không thể nào kể hết.

Đối với nước Mỹ, Ana Montes là "kẻ tội đồ", là gián điệp đã đặt quân đội Mỹ vào nguy hiểm, phản bội dân tộc mình và bàn giao nhiều bí mật quốc gia mà theo các chuyên gia Mỹ là gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng mà không thể nào kể hết.

Ana Montes được các đồng nghiệp mệnh danh là "Nữ hoàng Cuba", một người Mỹ đã chuyên giao những bí mật quân sự của Mỹ cho Havana suốt thời gian từ năm 1985 đến ngày 11/11/2001 khi làm việc với vai trò là một trong những chuyên gia phân tích hàng đầu của Cơ quan Tình báo quốc phòng thuộc Lầu Năm Góc (DIA).

Dù bị xem là "kẻ tội đồ" của nước Mỹ, song Montes vẫn chưa được biết đến nhiều.

Trả lời trên CNN, ông Chris Simmons, một cựu quan chức thuộc DIA nhận định, nếu nghĩ rằng Cuba không thể gây tổn hại đến một siêu cường như Mỹ thì bạn đã hoàn toàn sai lầm.

Theo ông, các mối đe dọa sẽ càng gia tăng khi Havana bán những bí mật quân sự của Mỹ mà họ thu thập được cho các nước khác như Trung Quốc, Nga, Iran, Venezuela, Triều Tiên.

Sự bất mãn của Ana Montes đối với Chính sách ngoại giao Mỹ đã làm phức tạp các mối quan hệ của cô và cô nhanh chóng bị thu hút bởi những đề nghị từ phía Cuba.

Trường hợp của Ana Montes cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về thế giới vô hình của mạng lưới gián điệp, nơi mà các chuyên gia tin rằng có đến khoảng 100.000 điệp viên nước ngoài đang hoạt động ngay trong lòng nước Mỹ.

Ana Montes bị xem là "kẻ tội đồ" nước Mỹ vì đã chuyển giao những bí mật quân sự cho Cuba. Ảnh: CNN

Có tới 2 người tên Ana

Ana Montes lớn lên như hàng triệu bé gái khác trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong một gia đình trung lưu và là chị cả của ba đứa em.

Ana sinh năm 1957, tại Puerto Rican, Đức - nơi Mỹ triển khai một căn cứ quân sự. Cha cô là bác sĩ quân đội. Trong thời gian Montes đang học trung học, bố cô đã xuất ngũ và cả nhà chuyển về Towson, bang Maryland, cách thủ đô Washington khoảng một giờ đi xe về phía bắc.

Ana sau đó vào học tại Đại học Virginia. Năm 1977 và 1978, cô dành một năm tự do để theo học tại Tây Ban Nha. Tại đây, Ana gặp sinh viên người Puerto Rico tên là Ana Colon.

Hai cô gái cùng tên nhanh chóng trở thành bạn bè một cách vô tư, không có bất cứ liên quan nào đến chính trị.

"Tôi không có bất cứ nhận thức chính trị nào", Ana Colon, người hiện tại là một giáo viên tiểu học khu vực Washington cho biết.

Nhưng Ana Montes, năm đó chỉ mới 20 tuổi, thì hoàn toàn ngược lại.

"Cô ấy thực sự chống đối nước Mỹ rất nhiều, thể hiện qua việc chỉ trích những gì mà Washington đã làm đối với các chính phủ ở các quốc gia Trung và Nam Mỹ, Colon cho biết.

Sau khi kết thúc năm học, hai cô gái giữ liên lạc với nhau qua những bức thư viết tay.

Ana Montes được tuyển dụng như thế nào?

Năm 1984, Ana Montes tốt nghiệp Đại học Virginia, vào làm việc tại văn phòng Sở Tư pháp ở Washington và tiếp tục học để lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Johns Hopkins.

Cô thường xuyên bị phát hiện chỉ trích, chống đối sự ủng hộ của Tổng thống Ronald Reagan cho các lực lượng nổi dậy chống lại những người ủng hộ chế độ cộng sản ở Trung Mỹ.

"Cô ấy cảm thấy Mỹ không có quyền áp đặt ý chí của mình lên những quốc gia khác", đặc vụ FBI Pete Lapp, người dẫn đầu cuộc điều tra và bắt giữ Ana Montes cho biết.

Một số người ở Đại học Johns Hopkins nhấn mạnh rằng Ana có quan điểm khá nồng nhiệt về Cuba và cô nhanh chóng được giới thiệu cũng như đồng ý hỗ trợ Cuba.

Cùng thời gian đó, Montes bắt đầu làm việc tại Cơ quan Tình báo quốc phòng - nơi phụ trách xử lý những bí mật quân sự Mỹ hằng ngày. Khi Ana bắt đầu công việc này, FBI nói rằng cô ta đã hoàn toàn là một điệp viên của Cuba.

Theo những bí mật hàng đầu đã được giải mã của Bộ Quốc phòng Mỹ, vào tháng 3/1985, Montes thực hiện chuyến đi đầu tiên đến Cuba thông qua Madrid và Prague.

Khi trở về, Montes đến gặp cô bạn Ana Colon. Rõ ràng, Montes cảm thấy thoải mái khi nói về chuyến đi bí mật này với Colon.

"Cô ấy nói về việc mọi người đã bị kìm nén như thế nào và về chuyến thăm các căn cứ quân sự. Sau đó, thông qua FBI, tôi phát hiện ra rằng chuyến đi đó là khi cô ta được huấn luyện để trở thành một điệp viên thực thụ", Colon nói.

Ana Montes nhận giải thưởng danh dự khi làm việc tại DIA. Ảnh: CNN

Sau khi Montes ổn định công việc tại DIA, cô không còn viết thư cho Colon nữa.

"Cô ấy cắt đứt liên lạc với tôi và tôi không còn biết những gì đã xảy ra".

Nhiều năm sau đó, FBI đưa ra giả thuyết rằng Montes cắt đứt liên lạc với Colon vì Conlon đã biết quát nhiều về những hoạt động cho Cuba của Montes.

Ana Montes đánh cắp thông tin như thế nào?

Tại DIA, Montes đã chọn một kỹ xảo hoạt động gián điệp, thứ đã giúp cô không bị phát hiện trong suốt 16 năm. Một nguyên nhân nữa giúp Montes giữ bí mật được lâu đến thế là vì thực tế, cô ta chưa bao giờ mang bất kỳ tài liệu hay tập tin điện tử nào từ nơi làm việc về nhà, FBI cho biết.

Thay vào đó, Montes ghi nhớ toàn bộ chi tiết của những tài liệu nhạy cảm đó vào bộ óc, và sau đó, khi về nhà, cô ta ngồi gõ lại toàn bộ vào máy tính xách tay của mình.

Tiếp đó, Montes sao chép thông tin đã đánh máy lên đĩa đã được mã hóa. Sau đó, cô nhận được hướng dẫn đã được mã hóa thông qua đài phát thanh sóng ngắn về nơi bàn giao các đĩa cho phía Cuba.

Trong khi đó, sự nghiệp tại DIA của Montes cũng thăng tiến thuận lợi và được thăng cấp liên tục. Montes được xem là nhân viên kiểu mẫu và vào năm 1977, cô được trao giấy chứng nhận danh dự. Danh tiếng xuất sắc mang khiến Montes được các đồng nghiệp ở DIA gán cho danh hiệu "Nữ hoàng Cuba".

(Kỳ sau: "Nữ hoàng Cuba" sa lưới)

Lê Huyền (CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news