Thành công của cuộc gặp mặt đã làm thay đổi sâu sắc tình hình của quan hệ hai bờ, giải quyết những vấn đề trong cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước. Cuộc họp này còn phá vỡ rào cản quan trọng nhất trong chính trị hai bên, thúc đẩy chính trị hai bờ từ thời đại giữa hai đảng thành thời đại hai bên, đưa ra cơ chế cao cấp để thúc đẩy việc xử lý các vấn đề, góp phần giúp tình hình hai bên hòa bình ổn định và phát triển.
Tôn trọng không chỉ là nguyên tắc cơ bản trong việc xử lý mối quan hệ giữa người với người mà còn là cơ sở quan trọng trong đàm phán chính trị. Đây cũng chính là thái độ với lịch sử và thái độ chính trị của những người có trách nhiệm với nhân dân. Nếu thiếu đi sự tôn trọng giữa con người, xã hội sẽ không thể hòa hợp. Nếu không có sự tôn trọng với đối tác đàm phán, việc đàm phán chính trị sẽ không thể tiến hành thuận lợi. Không có sự tôn trọng lịch sử sẽ chìm trong tiếng cười nhạo của lịch sử. Không tôn trọng nhân dân sẽ không nhận được sự tôn trọng từ nhân dân. “Cuộc gặp Tập-Mã” đã diễn ra thuận lợi, hơn nữa giúp sự tin tưởng chính trị giữa hai nước lên mức cao chưa từng thấy trong lịch sử, nhận được sự ủng hộ của nhân dân hai nước. Sở dĩ cuộc gặp mặt này có thể diễn ra sau 66 năm phân tách chính trị là do hai bên đã luôn duy trì tinh thần nhân văn tôn trọng lẫn nhau trong cả quả trình đàm phán.
Đầu tiên cuộc gặp mặt là biểu hiện của sự tôn trọng giữa người với người. Có thể nói sức mạnh toàn diện của Trung Quốc có được sau hơn 30 năm phát triển nhanh chóng và ổn định vượt xa Đài Loan. Qui mô kinh tế hai nước cũng như sức ảnh hưởng của hai nền chính trị này về địa chính trị trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cũng có sự cách biệt rất lớn. Hơn nữa, có thể thấy sự khác biệt lớn trong địa vị của hai nhà lãnh đạo. Một bên là Chủ tịch Tập với sự tín nhiệm cao của nhân dân, một bên là ông Mã Anh Cửu- người không có sự tín nhiệm của nhân dân trong nước. Nhưng bất chấp những cách biệt trên, Chủ tịch Tập và ông Mã Anh Cửu vẫn tiến hành đàm phán bình đẳng lần thứ 3 với thân phận “lãnh đạo hai bên”. Hơn nữa, Tập Cận Bình còn mời Mã Anh Cửu phát biểu trước trong lễ bế mạc. Đây không chỉ là sự tôn trọng về tình cảm với 23 triệu dân Đài Loan mà còn là sự tôn trọng của Tập Cận Bình với cá nhân ông Mã Anh Cửu.
Lật lại bức tranh lịch sử, quan hệ giữa các đối tác chính trị luôn vô cùng căng thẳng, thậm chí diễn biến có thể đến mức là “anh chết tôi sống”. Hơn nữa đàm phán chính trị luôn đầy rẫy những cạm bẫy, tính toán. Nhưng tiến trình phát triển của văn minh chính trị nhân loại đã chứng minh rằng, không biết tôn trọng đối tác đàn phán chính là không tôn trọng chính mình, là không trân trọng đàm phán chính trị. Điều này không có lợi cho việc giải quyết những vấn đề và mâu thuẫn giữa hai nước.Vì vậy, Tập Cận Bình đã hội kiến hội đàm với ông Mã Anh Cửu với tư cách là “lãnh đạo” hai bên. Hai bên xưng hô với nhau, gọi “ngài”. Đây là biểu hiện của việc tôn trọng đối tác đàm phán chính trị.
Cuộc gặp gỡ lịch sử của Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu. Nguồn :Internet |
Đặt trong bối cảnh đại lục và Đài Loan đã từng thù địch nhau trong thời gian vừa qua có thể thấy, sở dĩ có thể triển khai cuộc họp Tập-Mã, nguyên nhân chính là do hai bên có sự tôn trọng lịch sử nhất định. Từ thời kỳ cận đại đến nay, đại lục và Đài Loan đã lựa chọn những con đường phát triển khác nhau do những thay đổi của lịch sử. Trong đó, Trung Quốc lựa chọn con đường thành lập chính quyền Đảng Cộng sản thống nhất, cũng là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế. Đài Loan sớm đã phải chịu nhiều áp bức của Quốc dân Đảng trong thời kỳ bị Nhật chiếm đóng, lại phải phát triển dưới tư tưởng “địa phương” của Lý Đăng Huy và Trần Thủy Biển. Eo biển đã ngăn cách hai bờ, tạo ra một bức tường ngăn cách không thể vượt qua, hai bên đã áp dụng những cơ chế chính trị ổn định và có những nhận thức tư tưởng không giống nhau. Những bất đồng và tranh chấp do lịch sử tạo ra chỉ được giải quyết trên cơ sở chân thành và thái độ tôn trọng đối với lịch sử. Cuộc họp Tập-Mã lần này đã thể hiện được thành ý và sự tôn trọng hiện thực khách quan mà lịch sử tạo ra của cả hai bên.
Cùng với dòng chảy của thời gian, những tin tức nóng về cuộc họp này sẽ dần dần mất đi, hai bên sẽ lại xảy ra bất đồng, tình hình hai bên sẽ có những biến đổi khó lường. Nhưng hai nhà lãnh đạo, “cuộc gặp mặt mang tính lịch sử” Mã-Tập cũng như những thành quả của cuộc gặp mặt đều đáng được tôn trọng. Thành công của cuộc gặp mặt đã làm thay đổi sâu sắc tình hình của quan hệ hai bờ, đã giải quyết những vấn đề trong cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước. Cuộc họp này còn phá vỡ rào cản quan trọng nhất trong chính trị hai bên, thúc đẩy chính trị hai bờ từ thời đại giữa hai đảng thành thời đại hai bên, đưa ra cơ chế cao cấp để thúc đẩy việc xử lý các vấn đề, góp phần giúp tình hình hai bên hòa bình ổn định và phát triển. Trong cuộc bầu cử Tổng thống của Đài Loan sau này, bất kể ai trở thành người kế nhiệm tiếp theo, đều được tôn trọng những nhận thức chung đã nhấn mạnh trong cuộc gặp mặt Tập-Mã. Người kế nhiệm cũng cần hiểu rõ sự giàu có, phồn vinh và ổn định của Đài Loan mới là cái gốc để giải quyết các vấn đề của Đài Loan.
Nhân dân chính là cơ sở của chính trị, không có nhân dân, không có sự tôn trọng đối với nhân dân, nền chính trị nào cũng không có ý nghĩa. Vì vậy, hai bên đều phải tôn trọng nhân dân của nhau. Đại lục cần học được việc tôn trọng cảm nhận của 23 triệu người dân Đài Loan. Vì “cuộc gặp gỡ mang tính lịch sử” này đã phản ánh việc đại lục hiểu rõ thực lực cơ bản của quan hệ hai bên. Vì vậy, đại lục nên có niềm tin vào thực lực và sứ mệnh lịch sử của mình, học cách tôn trọng và hiểu về những khoảng cách mà lịch sử cận đại tạo ra, cần học cách lắng nghe những ý kiến của nhân dân Đài Loan. Những việc này sẽ giúp Chính sách hai bên đề ra có sức sống, được nhân dân Đài Loan chấp nhận. Phía Đài Loan cũng cần tôn trọng tình cảm và nguyện vọng của hơn 1,3 tỷ dân đại lục, đặc biệt là Đảng dân tiến đang có khả năng thắng cử. Vì lịch sử đã chứng minh rằng, các chính trị gia Đài Loan cần suy nghĩ nguyện vọng của 23 triệu dân Đài Loan, và làm sao để “bắt nạt” quyết tâm của 1,3 tỷ dân. Đây chính là yếu tố then chốt cho việc liệu quan hệ hai nước có bền chặt hay không.
Điều đáng tiếc là, trước cuộc gặp mặt Tập-Mã lần này đã xảy ra một số sự việc không tôn trọng nhau. Một số thành phần Đài Loan đã đá những bức ảnh có hình ảnh của các lãnh đạo của đại lục, bao gồm những lời mắng nhiếc đối với “cuộc gặp mặt” này. Những hành vi này đã vi phạm tinh thần văn hóa tôn trọng lẫn nhau giữa hai bên, cũng không phải phương thức biểu đạt của xã hội hiện đại. Trên thực tế, loại người không biết tôn trọng người khác như vậy không phải hiếm thấy ở cả xã hội phương Đông hay phương Tây. Bất kể là những lễ giáo khắc nghiệt của xã hội phong kiến Trung Quốc hay những bóc lột của chế độ chuyên chế tư bản đều không biết coi trọng nhân dân. Loại người của xã hội phong kiến luôn xếp truyền thống và giáo lý lên trên giá trị con người. Những người bóc lột tư bản chỉ nhìn thấy lợi ích của tư bản mà quên đi nhân dân mới là những giá trị chứng minh sự tồn tại. Cũng chính vì điều này, những lễ giáo phong kiến hay bóc lột tư bản thiếu sự tôn trọng con người hoặc bị lịch sử vùi lấp, hoặc được điều chỉnh qua thời gian. Điều hiển nhiên, những hành vi không tôn trọng như vậy không thể được che giấu khi mượn cớ tự do hay dân chủ. Hai bên cần tiếp tục hình thành thúc đẩyhợp tác và tạo ra lịch sử. Như vậy, tinh thần tôn trọng được nêu ra trong cuộc gặp mặt sẽ đâm chồi phát triển trong cuộc sống xã hội và đời sống chính trị hai bên.
Nghiêm Thu. (Theo Duowei)