Tin mới

Cuộc sống của những “thợ săn vàng” nơi bãi rác lớn nhất Mỹ La-tinh

Thứ tư, 21/01/2015, 14:02 (GMT+7)

Việc đóng cửa bãi rác lớn nhất châu Mỹ La-tinh vào năm 2012 được hoan nghênh rộng rãi. Nhưng chưa đầy 2 năm trôi qua, những người nhặt rác tại đó cảm thấy nuối tiếc nơi này và họ ngày càng nghèo hơn vì không có nó.

Việc đóng cửa bãi rác lớn nhất châu Mỹ La-tinh vào năm 2012 được hoan nghênh rộng rãi. Nhưng chưa đầy 2 năm trôi qua, những người nhặt rác tại đó cảm thấy nuối tiếc nơi này và họ ngày càng nghèo hơn vì không có nó.

 


Hơn 2.000 người tự xưng là “thợ săn kho báu” đã từng kiếm sống trên những núi rác ở Gramacho, bãi rác tượng trưng cho Chúa cứu thế của Rio de Janeiro.

Việc bới móc chọn lọc hàng tấn chất thải, những người nhặt rác – hay còn gọi là “catadores” – đã tìm thấy những vật liệu tái chế có thể bán và có khi, họ còn nhặt được vàng theo đúng nghĩa đen.

Vào một ngày, Cleonice Bento thoáng thấy cái gì đó sáng bóng đặt biệt nằm trong đống thức ăn và chai nhựa thối. “Tôi tìm thấy một sợi dây chuyền vàng Bồ Đào Nha, đem bán và mua 1 ngôi nhà 2 tầng”, cô nhớ lại. Cleonice thậm chí còn có đủ tiền đề có một kỳ nghỉ trong 1 tháng nhờ việc nhặt rác.

Geraldo Oliveira, còn có tên gọi khác là Brizola, 63 tuổi còn phát hiện ra một kho báu khác. Ông đã tìm thấy một ống hình trụ bên trong đóng rác với 12.000 USD (hơn 250 triệu đồng). Và sau đó là thêm 9.000 USD (hơn 190 triệu đồng) nữa. “Tôi rất sợ hãi”, ông nhớ lại. “Vì thế mà tôi mang  1 tờ 100 USD bị chôn vùi, đi tới quầy đổi tiền để kiểm tra xem nó có phải là tiền thật không và đó là tiền thật. Bãi rác giống như một người mẹ, người đã cho chúng tôi tất cả mọi thứ”.

Cleonice và Geraldo chỉ là 2 trong số hàng nghìn “catadores” bị mất đi việc làm chỉ sau một đêm năm 2012, khi mà bãi rác Gramacho bị đóng cửa trong vài tuần trước khi hội nghị thượng đỉnh về môi trường của Liên hợp quốc diễn ra tại Rio.

Động thái này được các nhà môi trường, các chính trị gia, thậm chí là phần đông các “catadore” bất chấp sự lo sợ về tương lai, chấp nhận làm công việc nguy hiểm và vô nhân đạo hoan nghênh,

Ngày hôm nay, lối vào các bãi rác cũ vẫn bị khóa. Khí mê tan được sản xuất từ bãi rác 35 năm tuổi hiện đang cung cấp năng lượng xanh cho một nhà máy lọc dầu gần đó.

Những người nhặt rác không bị bỏ rơi hoàn toàn. Họ nhận được các khoản bồi thường và lời hứa về một cơ sở tái chế mới bên cạnh khu vực bãi rác cũ.

Polo de Reciclagem de Gramacho là cơ sở đầu tiên của loại hình này tại Brazil. Nơi này thuê những người đã từng đi nhặt rác. Họ được làm việc trong những điều kiện tốt hơn, thời gian làm việc bình thường và được trả lương.

Nhưng họ chỉ kiếm được số tiền ít ỏi từ công việc mới, so với khoản tiền lớn mà họ kiếm được từ bãi rác. Cleonice nói rằng hiện nay cô kiếm được 500 reais/tháng (hơn 4 triệu đồng), chỉ bằng 1/3 con số cô từng kiếm được.

Video tham khảo :Lạ kỳ ngôi làng mắc căn bệnh ngủ:

“Nếu không kể đến điều kiện làm việc thì bãi rác là một mỏ vàng”, Dione Manetti, một nhà tư vấn từng làm việc với rất nhiều người nhặt rác tại Brazil trong 20 năm qua cho biết.

Đôi khi những người nhặt rác tại Gramacho có thể kiếm được 4.000 reais/tháng (hơn 32 triệu đồng), ông nói.

“Lúc này, chúng tôi rất vui”, Rosinete dos Santos, một cựu “catadora” hiện đang là điều phối viên tài chính tại cơ sở tái chế mới cho biết. “Nhưng nếu bãi rác mới cuối cùng được mở cửa thì mọi thường sẽ rời khỏi đây và lao tới đó chỉ trong nháy mắt”.

Không ai giả vờ coi bãi rác là thiên đường – những người nhặt rác thường mang cảm xúc hỗn độn, trái ngược nhau.

Tai nạn nghiêm trọng, bệnh tật và thậm chí là tử von là điều phổ biến. Và bên ngoài bãi rác, các “catadore” phải đối mặt với sự kỳ thị cũng như phân biệt đối xử trong xã hội Brazil.

“Không khó khăn để giải quyết rác Nhưng khó khăn không trở thành rác”, Gloria Cristina dos Santos, điều phối viên của cơ sở tái chế cho biết.

“Tôi không bao giờ nói với bất cứ ai tại trường là tôi tới từ bãi rác. Tôi không thể kết bạn bởi vì tôi rất xấu hổ và trong một khoảng thời gian dài, tôi không dám nhìn mình trong gương”.

 

Gloria bắt đầu làm công việc này từ khi mới 11 tuổi. “Lúc ấy, tất cả các rác thải bệnh viện được trộn với rác trong nhà vì vậy mà có rất nhiều máu, những bào thai, xác người, động vật. Nó rất rất nguy hiểm”, cô nhớ lại.

 

Trong một lần, cô dẫm phải kim tiêm và không thể làm việc trong 6 tháng. Năm 15 tuổi, cô còn bị chôn vùi dưới 1 núi rác và may mắn sống sót khi bạn bè đào núi kịp thời.

Một năm sau đó, Gloria có thai. Sau khi bị trầm cảm sau sinh, cô đã cố tự tử.

Những cũng chính bãi mang lại đau khổ và thất vọng cho cô cũng là nơi cứu rỗi linh hồn cô.

Trong những năm qua, Gloria đã có được một thư viện nhỏ nhờ những cuốn sách lượm được từ bãi rác. Và cô học được cách làm thế nào để yêu thương đứa con gái bé bỏng từ một cuốn sách của Dostoyevsky.

“Tôi không trải qua bất cứ phương pháp điều trị nào – cuốn sách đã giúp tôi làm điều đó. Chúng đã cứu rỗi tôi. Đó là cách để tôi sống một cuộc sống khác, một cuộc sống dịch chuyển. Tôi là một người đọc xách cưỡng chế, tôi đọc 4-5 cuốn sách mỗi tuần và giữa cuộc sống đầy khó khăn này, tôi đã vươn cao nhờ những cuốn sách!”.

Anh trai của Gloria, Tiao dos Santos cũng làm việc tại bãi rác này từ khi 8 tuổi. Anh đã tìm thấy cảm hứng từ tác phẩm văn học thời Phục hưng Ý bị bỏ đi.

“Tôi tìm thấy cuốn sách (The Prince) của Machiavelli bị vứt giữa đống bùn, mang về nhà, sấy khô nó bằng tủ lạnh và bàn ủi”.

“Tôi đã học được tất cả các kỹ năng của ông hoàng – Tôi không xem Machiavelli như một nhà văn thời phục hưng, tôi coi ông ấy như một người hiện đại. Trò chơi về lợi ích, chính trị và cái ác là điều mà tôi biết phải làm thế nào để chơi”.

Cuối cùng, Tiao đã trở thành một lãnh đạo của các “catadore”, sáng lập hiệp hội những người nhặt rác tại Brazil 10 năm trước và sau đó đóng vai chính trong bộ phim tài liệu được đề cử giải Oscar – Waste Land.

Bảo Linh (tin tức BBC)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news