Tin mới

Đại gia "bùng" nợ nghìn tỷ ở Miền Tây: Ai trợ giúp cho những "chúa Chổm" thời hiện đại?

Thứ hai, 19/01/2015, 16:15 (GMT+7)

Đại gia thủy sản Lâm Ngọc Khuân (nguyên giám đốc công ty thủy sản Phương Nam) sau khi mất khả năng trả nợ thì trốn ra nước ngoài để... chữa bệnh. Việc một số đại gia thủy sản thê thảm như hiện nay cũng một phần nguyên nhân gián tiếp từ sự lỏng lẻo của các ngân hàng.

Đại gia thủy sản Lâm Ngọc Khuân (nguyên giám đốc công ty thủy sản Phương Nam) sau khi mất khả năng trả nợ thì trốn ra nước ngoài để... chữa bệnh. Việc một số đại gia thủy sản thê thảm như hiện nay cũng một phần nguyên nhân gián tiếp từ sự lỏng lẻo của các ngân hàng.

 

Đại gia Miền Tây ôm nợ nghìn tỷ sang Mỹ

Lâm Ngọc Khuân (nguyên giám đốc công ty thủy sản Phương Nam) sau khi mất khả năng trả nợ thì trốn ra nước ngoài để... chữa bệnh. Nhiều đồng phạm của "đại gia" này đã bị khởi tố.

Nhắc đến đại gia Lâm Ngọc Khuân, nhiều người trong ngành thủy sản bảo ông này rất tâm huyết với nghề.Tham vọng lớn nhất của ông Khuân là đưa con tôm miền Tây vươn ra thị trường thế giới.

Lớn lên từ quê lúa Trà Cuông của xã Thạnh Qưới, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), lúc thiếu thời ông Khuân chạy xe lôi ba gác chở khách kiếm sống tuyến Trà Cuông - Sóc Trăng khoảng 30 km.

Khi lên thị xã Sóc Trăng (nay là TP Sóc Trăng) lập nghiệp, ông Khuân tiếp tục làm bạn với xe lôi ba gác một thời gian rồi chuyển sang làm bột mì, kinh doanh xe máy, mua bán xăng dầu.

Vào năm 1991, tình hình khan hiếm nhiên liệu giúp ông Khuân ăn nên làm ra. Vài năm sau đó miền Tây bước vào thời hoàng kim của tôm sú. Quê hương Trà Cuông của ông Khuân cũng xuất hiện mô hình "con tôm ôm cây lúa" giúp nông dân khá giả.

Lúc này ông Khuân nghĩ ngay đến việc xây dựng nhà máy chế biến thủy sản. Nói là làm, Công ty TNHH Phương Nam (tiền thân của công ty cổ phần thực phẩm Phương Nam) thành lập tháng 8/1998 với số vốn đầu tư 17 triệu USD (gần 360 tỷ đồng). Đến năm 2010, tổng công suất của nhà máy đạt 11.000 tấn đã đưa ông Khuân thành đại gia thủy sản ở miền Tây.

Khi ấy thị trường xuất khẩu chủ yếu của Phương Nam là Mỹ, Nhật, EU, Canada và Trung Đông. Trong đó, Mỹ chiếm hơn 50%. Doanh thu năm 2010 của công ty này vào khoảng 120 triệu USD. Bước sang năm 2011 Thủy sản Phương Nam đạt giá trị xuất khẩu trên 74 triệu USD. Với con số này, công ty của đại gia Khuân được xếp thứ 9 trong top 10 doanh nghiệpthủy sản xuất khẩu tiêu biểu năm 2011.

Lâm Ngọc Khuân (nguyên giám đốc công ty thủy sản Phương Nam) sau khi mất khả năng trả nợ thì trốn ra nước ngoài để... chữa bệnh. Nhiều đồng phạm của "đại gia" này đã bị khởi tố.

Ngoài nhà máy thủy sản Phương Nam có trụ sở tại thành phố Sóc Trăng ra, ông Khuân còn xây thêm một nhà máy, một vùng nuôi tôm ở huyện Kế Sách và Trần Đề (Sóc Trăng).

Nhưng để đạt được mục tiêu, có lẽ một phần nhờ sự động viên, giúp đỡ của vợ ông - bà Trần Thị Mỹ. Vì lý do đó mà khi xây dựng nhà máy thứ hai ông Khuân đã thêm hai ký tự "KM" - tức "Khuân - Mỹ" vào trước chữ Phương Nam để nhắc nhở mình.

Vợ đại gia Khuân, bà Mỹ không gì nổi bật ngoài tài làm... mắm cua biển gạch son, được đánh giá là khá ngon! Nhưng cũng có lẽ nhờ tài làm mắm cua gạch ngon mà ông Khuân khá thương vợ.

Lúc chưa chuyển sang làm thủy sản, công việc của đại gia này khá "xuôi chèo mát mái", ông đã kiếm được khá nhiều tiền.Có tiền, ông mua đất đai, nhà cửa và phần lớn trong số đó đều cho vợ mình đứng tên.

Một số căn nhà do vợ ông đứng tên phải kể đến là một căn nhà gốc đường Nguyễn Văn Cừ, một căn nhà kiến trúc cổ trên đường Phan Tru Trinh, một căn mặt tiền đường Hai Bà Trưng ở thành phố Sóc Trăng và nhiều lô đất "cò bay thẳng cánh" ở huyện Kế Sách.

Theo một người bạn của ông Khuân, lúc đó đại gia thủy sản thường tổ chức cho công nhân hiến máu nhân đạo định kỳ. Cá nhân ông cũng tiên phong trong công tác này khiến đối tác càng quý mến.

Nguyên giám đốc VDB chi nhánh Sóc Trăng là ông Nguyễn Thế Thắng (đã bị bắt) từng cho rằng ông Khuân là người tâm huyết với ngành thủy sản và Thủy sản Phương Nam được đánh giá là doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng. Với chữ tín này mà ông Khuân được VDB thẩm định, cho vay với số vốn khá lớn.

Không riêng gì VDB chi nhánh Sóc Trăng mà ông Khuân cũng được lòng lãnh đạo các ngân hàng khác ở Sóc Trăng lúc bấy giờ. Năm 2010, vào mùng 6 Tết khi đón một giám đốc chi nhánh ngân hàng đến chúc xuân, ông Khuân liền bật điện thoại trước mặt đối tác để gọi thuộc cấp lấy 3 tỷ đồng gửi vào nhà băng lấy lộc.

Nhưng đến đầu năm 2012, lượng công nhân đến với Thủy sản Phương Nam ngày một thưa dần. Lúc này những người bạn thân gọi điện hỏi thăm được ông Khuân thông báo đang đi Mỹ trị bệnh. Từ đó nhà máy hoạt động cầm chừng và dự án xây dựng công ty con là KM Phương Nam bị đình trệ trong giai đoạn sắp hoàn thiện.

Theo hồ sơ, KM Phương Nam có vốn điều lệ 110 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ góp 25,6%, nguyên Giám đốc KM Phương Nam Trịnh Thị Hồng Phượng (vừa bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản) góp 10%, còn lại là vốn góp của nguyên Chủ tịch HĐQT với vợ Trần Thị Mỹ và một người con trai.

Đến tháng 9/2012, nhiều nhà thầu gắn bó với ông Khuân bắt đầu đòi nợ đại gia thủy sản. Có doanh nghiệp nộp đơn ra tòa, dọa tháo gỡ thiết bị đã lắp cho nhà máy KM Phương Nam nhưng ông Khuân không xuất hiện. Khi các ngân hàng bắt tay vào tái cơ cấu nợ tại Thủy sản Phương Nam thì các đối tác lẫn nhà thầu mới biết ông Khuân gửi thư từ Mỹ với nội dung cáo bệnh, không thể về nước và nợ nần lên đến khoảng 1.600 tỷ đồng.

Lúc này VDB chi nhánh Sóc Trăng đã cho KM Phương Nam ở huyện Kế Sách vay khoảng 170 tỷ đồng. Nhà máy vừa xây dựng xong vội "trùm mền" vì vắng chủ buộc nhà băng cử bảo vệ vào trông giữ . Hiện lực lượng này rút lui, KM Phương Nam được niêm phong chờ xử lý, công ty mẹ cho người canh giữ.

Xung quanh KM Phương Nam nhà chức trách ghi nhận thêm 3 thửa đất trồng cây lâu năm được ông Khuân mua để mở rộng dự án nhưng chưa triển khai. Tại TP Sóc Trăng, ngoài dinh thự cạnh Thủy sản Phương Nam, ông Khuân có nhà đồng thời là địa chỉ thường trú tại đường Nguyễn Văn Cừ, gần UBND phường 1.

Căn nhà này sau đó được con trai ông ta đang ở TP HCM bán lại với giá hơn 1,5 tỷ đồng. Còn nhà 116 đường Hai Bà Trưng, TP Sóc Trăng từng được gia đình ông Khuân cho thuê mở cửa hàng bán xe đạp. Một năm trước chủ thuê ngưng hợp đồng để dọn hàng về Cần Thơ thì ngân hàng đến phát mãi thu hồi nợ.

Ngoài những tài sản này, đại gia thủy sản còn đầu tư nhiều bất động sản là căn hộ cao cấp ở Phú Mỹ Hưng, khu Mỹ Thái (TP HCM). Một phần nguyên nhân nợ nần của Thủy sản Phương Nam trước đây là do ông ta sử dụng tiền vay sai mục đích khi lấy nợ ngắn hạn đầu tư vào lĩnh vực dài hạn.

Theo đại gia thủy sản này, dinh thự to nhất Sóc Trăng được xây dựng với mong muốn vừa làm nơi ở kết hợp với tiếp khách nước ngoài khi lưu trú lại Sóc Trăng. Vì vậy, mỗi lần đi công tác nước ngoài, ông Khuân thường mua những vật dụng để trang trí trong dinh thự. "Tôi xây như một khách sạn đạt chuẩn quốc tế, có cả quầy bar phục vụ khách Tây", ông Khuân từng nói.

Đại gia Lâm Ngọc Khuân trốn ra nước ngoài bỏ lại dinh thự lớn nhất Sóc Trăng.

Và câu chuyện nhiều đại gia thủy sản “chết đuối”

Truớc đây, khi nhắc đến thủy sản và BĐS, nhiều người phải dùng đến hai từ khát khao và thèm muốn. Bởi có một thời, đây đuợc xem là hai trong những ngành “ho ra bạc, khạc ra tiền”, là nơi sản sinh ra nhiều đại gia tầm cỡ. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, không ít doanh nghiệp làm ăn phát đạt, đuợc xem là “ông lớn” lại “ngã ngựa” một cách bất ngờ. Một số đại gia còn phải bỏ trốn hoặc lâm cảnh tù tội.

Chỉ trong một thời gian ngắn, dư luận cả nước choáng váng trước những thông tin từ cơ quan công an cung cấp. Ngày 24/12/2014, cơ quan CSĐT bộ Công an thực hiện quyết định bắt giam ông Nguyễn Tấn Hải (SN 1962, nguyên Giám đốc công ty TNHH Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy hải sản Việt Hải) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Việt Hải là công ty một thời gian dài được xem là “tượng đài” của ngành thủy sản BĐSCL và làm mưa làm gió ở tỉnh Tiền Giang. Được biết, đến thời điểm ông giám đốc bị bắt, người dân mới tá hỏa khi phát hiệt ra rằng, công ty này có vốn điều lệ 15 tỷ đồng nhưng đã vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Minh Hải (VDB Minh Hải) 120 tỷ đồng, lãi treo 50 tỷ đồng. Hợp đồng vay tiền của ông Hải được cho là tín chấp khống. Công ty này đã ngừng hoạt động, hiện còn nợ tiền luơng của công nhân.

Trước đó không lâu, trung tuần tháng 11/2014, ngành thủy sản cũng chứng kiến sự việc tương tự tại xí nghiệp Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Ngọc Sinh. Khi đó, cơ quan CSĐT bộ Công an cũng triển khai quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Đặng Thị Ngợi, nguyên Giám đốc xí nghiệp vì về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng tội danh, cơ quan công an đã khởi tố bị can đối với Phan Xuân Minh, nguyên Giám đốc công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Châu. Nhưng truớc khi bị công an “sờ gáy”, ông Minh đã nhanh chân bỏ trốn và để lại một khoản nợ khổng lồ. Và, chắc hẳn nhiều người còn nhớ, vào tháng 9/2013, ông Lâm Ngọc Khuân, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty thực phẩm Phương Nam cũng đã phải “cao chạy xa bay”, bỏ lại sau lưng khoản nợ 1.700 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng “tự xử lý”.

 Ngọc Anh (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news