Vì “nhẹ cả cả tin”, nhiều người đã bị mất nhà tiền tỷ chỉ từ những vụ vay vài trăm triệu đồng dưới sự dụ dỗ của một số đối tượng.
Đơn cử câu chuyện của ông Vũ Duy Hà (56 tuổi, ở Nghi Tàm, Hà Nội). Tin tức trên báo Công An Nhân Dân cho biết, ông Hà vốn là chủ nhân của một mảnh đất 50m2 mặt phố Nghi Tàm do cha mẹ để lại. Với giá trị trên thị trường, nó ước tính rơi vào khoảng 10 tỷ đồng. Trên mảnh đất trên, ông bà xây tạm một căn nhà cấp 4 để bán nước chè kiếm sống.
Năm 2012, ,một người quen tên Sơn tìm đến và nói là cho ông bà vay 200 triệu để sửa lại nhà, với mức lãi “siêu thấp”, chỉ 1,2%/tháng.
Dưới sự thuyết phục của anh ta, ông Hà đã không ngần ngại đồng ý phương án vay tiền trên và được gã người quen chở đến gặp Nguyễn Thị Hồng Nhung, tự xưng là Giám đốc Công ty TNHH Phần mềm CFA.
Ông Vũ Duy Hà. Ảnh: Lệ Thúy/CAND |
Trên đường đi, do tin tưởng Sơn, ông Hà đã đặt bút ký vào một bản hợp đồng vay vốn do Sơn đưa ra và đưa sổ đỏ mảnh đất cho “nữ quái” tên Nhung giữ để làm tài sản thế chấp vay tiền.
Sau đó, đều đặn hàng tháng, ông mang số tiền 2,4 triệu tiền lãi đến trả cho Nhung.
10 tháng sau, một ngày, gia đình ông bất ngờ đón một vị khách không mời, đó là cán bộ một ngân hàng. Họ đến để hỏi vì sao ông bán nhà, thì lúc này, ông mới “tá hỏa” khi biết được rằng, mảnh đất của ông đã được bị “sang tên” cho Nguyễn Thị Hồng Nhung. Cô ta đã mang sổ đỏ nêu trên đi vay ngân hàng được 4,9 tỷ đồng từ cách đây 9 tháng.
Đến nay, do Nhung không trả được nợ, ngân hàng đã tìm đến nhà ông để xem xét tài sản thế chấp nhằm phát mãi.
Ông Hà “lật đật” tìm đến chính quyền thì mới biết Nhung đã cao chạy xa bay. Trước nguy cơ mất nhà, ông Hà gần như suy sụp. Đã 2 năm nay, ông đã đi nhiều nơi đâm đơn khiếu nại, nhưng vẫn chưa có kết quả nào khả quan cho hoàn cảnh của ông.
Tin tức trên Vietnamnet cho hay, cũng với tình trạng kể trên, ông Vũ Anh Tuấn, một nạn nhân của ‘tín dụng đen” cũng cho hay, năm 2013, do thiếu tiền kinh doanh, ông cùng chục hộ gia đình khác đã đến Công ty CP Cát Nam Phong, trụ sở tại tòa nhà M3+M4 Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa- Hà Nội) vay tiền.
Tại đây, nhóm của ông cũng được yêu cầu muốn vay từ 300 – 500 triệu đồng tính lãi theo ngày, phải giao sổ đỏ cho Nguyễn Thị Hải Yến (Chủ tịch Hội đồng quản trị) và Hoàng Phúc Đường (PGĐ công ty) và ký hợp đồng chuyển nhượng.
Saong đến năm 2014, nhóm của ông Tuấn cũng “tá hỏa” khi được cán bộ ngân hàng tìm đến để xem xét, thu hồi đất, bởi đất của họ đã bị Hải Yến mang đi thế chấp ngân hàng.
Mấy năm gần đây, tin dung đen đang trở thành nỗi ám ảnh với những người dân có đất, có tiền nhưng lại không nắm hết các vấn đề pháp luật. Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin người dân, các đối tượng lừa đảo đã “làm mưa làm gió” khiến đời sống của họ trở nên lao đao.
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an), từ năm 2010 đến nay, trên cả nước đã có hơn 49.000 vụ tín dụng đen bị phát hiện, với tổng số tiền thiệt hại gần 5.500 tỷ đồng
Nam Nam (tổng hợp)