Tin mới

Đây là cách mà Mỹ sẽ cho Iran thử "vị mặn của nước biển"

Thứ tư, 31/08/2016, 17:39 (GMT+7)

Tuần trước, các tàu cao tốc thuộc lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran - một loại lực lượng dân quân Hồi giáo được chính phủ phê duyệt - đã quấy rối bốn tàu tuần tra Mỹ trên vùng Vịnh Ba Tư nhiều lần. Liệu Mỹ có đứng nhìn Iran quấy rối lực lượng của mình?

Tuần trước, các tàu cao tốc thuộc lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran - một loại lực lượng dân quân Hồi giáo được chính phủ phê duyệt - đã quấy rối bốn tàu tuần tra Mỹ trên vùng Vịnh Ba Tư nhiều lần. Liệu Mỹ có đứng nhìn Iran quấy rối lực lượng của mình?

Hải quân Mỹ sẽ không để Iran đùa giỡn lâu. Ảnh: NAVY

Những sự việc này, trong khi căng thẳng, có thể dẫn đến một kết thúc đổ máu. Tuy nhiên, những việc này đã cung cấp một cái nhìn bao quát về loại phương pháp mà Tehran có thể sử dụng để tăng cường hiệu lực về khả năng tàn phá trong một cuộc chiến tranh.

Hỏa lực của vũ khí Mỹ lớn hơn nhiều và tinh vi hơn nhiều so với khí tài của Iran. Quân đội Iran trong nhiều thập kỷ, đã mài dũa cái gọi là "chiến thuật bầy đàn " để có thể làm giảm lợi thế công nghệ Mỹ.

Thay vì cố gắng để cạnh tranh với Hoa Kỳ về công nghệ cho vũ khí quân sự, Iran triển khai số lượng lớn các hệ thống tương đối "không" phức tạp trên đất liền, trên biển và trên không . Ý tưởng là dùng số lượng để áp đảo lực lượng Mỹ: "Một con ong đơn lẻ chỉ có thể là một mối phiền toái cho con người nhưng một bầy ong thì đã được chứng minh có thể gây chết người".

Hải quân Mỹ đã bị "ngợp" về cuộc gặp gỡ với  các tàu cao tốc Tempest. "Tình trạng này cho thấy một nguy cơ gia tăng đáng kể các va chạm, và các tàu của Iran từ chối để di chuyển một cách an toàn theo quy tắc hàng hải quốc tế, mặc dù đã nhận được các yêu cầu và cảnh báo qua radio, và cả những cảnh báo hình ảnh và âm thanh từ cả hai tàu Mỹ", Commander Bill Urban, phát ngôn viên Hạm đội thứ năm của Mỹ cho biết.

Đây không phải là lần đầu tiên tàu cao tốc của Iran đã đụng độ - hoặc gần như đụng độ - với tàu Mỹ. Trong tháng Bảy, năm tàu ​​của Iran tiếp cận trong phạm vi chưa đến 500m quanh các tàu tấn công đổ bộ USS New Orleans. Ngày 15 tháng 8, tàu Iran phóng tên lửa trong khi tiến hành các bài tập chỉ cách một vài dặm từ hai chiếc tàu của Hoa Kỳ gần đó. Trong năm 2015,  lực lượng Vệ binh Cách mạng đã nói về một tàu mục tiêu lớn của Tehran đã được xây dựng để bắt chước một tàu sân bay của Hoa Kỳ.

Những sự cố tương tự cũng đã từng xảy ra thường xuyên trong nhiều thập kỷ, và đó là tiêu biểu cho phương pháp khiêu khích chính của Iran ở vùng Vịnh Ba Tư. Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo còn sử dụng chiến thuật "bầy đàn" ở trên không và trên mặt đất.

Đội ngũ máy bay loại nhỏ, bay bay thấp dường như hy vọng có thể áp đảo hệ thống phòng thủ của đối phương.

Chiến thuật đó bổ sung cho sự lạc hậu về công nghệ trong quân đội chính của Iran. Hải quân Iran, không nên nhầm lẫn với hải quân của lực lượng vệ binh, phải cố gắng duy trì và thích ứng với những khí tài ít ỏi của mình, thiếu các chiến hạm, tên lửa,vũ trang lớn. Các tàu này không thường xuyên được triển khai đến vùng biển xa, trong những năm gần đây hầu như chỉ được "tung hô" tại các cảng của Syria và Trung Quốc.

Tàu tuần dương của hải quân phục vụ chức năng chủ yếu là ngoại giao. Trong một nghĩa nào đó, hải quân là cảnh sát "tốt" của Iran trong các giao dịch trên biển với các nước khác. Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi Giáo, trong khi đó, đóng vai cảnh sát "xấu", sẽ được cử đến Vịnh Ba Tư nhằm giữ đối thủ của Tehran mất thăng bằng.

Hoa Kỳ dường như đã chỉ "đứng nhìn" khi đối mặt với sự quấy rối hải quân của vệ binh cách mạng Iran. Trong lịch sử, Hải quân Hoa Kỳ đã được đào tạo và trang bị lực lượng cho trận chiến với lực lượng hải quân khác cũng có vũ khí tương đương và đang hoạt động  trên các tàu chiến lớn. Vũ khí chính của hải quân Mỹ cho các trận đánh như vậy là các loại vũ khí có hỏa lực cực mạnh, là những tên lửa hành trình triệu đô, tuy nhiên hầu hết các tàu của Mỹ chỉ có thể mang một số lượng ít các tên lửa. Các mối đe dọa từ một số lượng lớn các tàu với khả năng di chuyển nhanh nhẹn, tàu cao tốc bảo vệ quân đoàn không tốn kém buộc người Mỹ phải suy nghĩ khác.

Trong những năm 1980, Hải quân Mỹ bắt đầu đưa máy bay trực thăng tấn công lên một số tàu chiến ở vùng Vịnh Ba Tư. Tên lửa và súng phòng không của các trực thăng quân đội là "lý tưởng để làm nổ tung tàu Iran". Năm 1988, Hoa Kỳ và Iran đã thực hiên một cuộc chiến đấu "ngắn gọn", cuộc giao tranh dữ dội đã gây hư hỏng hoặc phá hủy nhiều tàu của Iran.

Các hạm đội Hoa Kỳ đã bắt đầu bổ sung thêm tên lửa hành trình và máy bay trực thăng. Trong năm 2012, các hạm đội Mỹ đã đi một bước xa hơn khi cuối cùng các tàu này cũng được trang bị những tên lửa dẫn đường tùy chỉnh- được thiết kế đặc biệt để tối ưu hóa cho việc đánh bại các tàu chiến khác. Hệ thống vũ khí Kill nâng cao độ chính xác của một tên lửa với đường kính 2.75-inch tương đương với một người ngắm bắn bằng laser.

Hải quân và trực thăng của Thủy quân lục chiến, cũng như các máy bay khác, có thể mang theo những tên lửa này, với mỗi chiếc có thể chứa lên đến bảy quả tên lửa. Các máy bay này sẽ dùng laser để ngắm và khóa mục tiêu là các tàu thuyền của đối phương, hoặc các mục tiêu khác, sau đó khai hỏa. Mỗi tên lửa APKWS loại này có thể được 1 tàu của đối phương, như vậy một trực thăng có thể tiêu diệt được tối đa đến 7 tàu chiến, về bản chất giống như tiêu diệt một bầy ong với những vũ khí chết người nhỏ bé.

Hệ thống dẫn đường tên lửa có tỉ lệ chính xác lên tới 95%, theo quân đội Mỹ. "Điều này sẽ cung cấp cho các máy bay trực thăng một khả năng mạnh mẽ chống lại "bầy" tàu tấn công cao tốc gần bờ," .

Và đó không phải là tất cả. Trong năm 2014, Hải quân Mỹ trang bị một súng laser lớn mới cho tàu đổ bộ USS Ponce, đang đóng quân lâu dài ở vùng Vịnh Ba Tư, nơi mà nó hoạt động như một "cơ sở trên biển" cho máy bay trực thăng, tàu thuyền nhỏ và các lực lượng hoạt động đặc biệt. To lớn, chậm chạp và nếu không trang bị vũ khí hạng nhẹ, Ponce là mục tiêu duy nhất dễ bị "bầy" tàu vệ binh hạ gục.

Cái gọi là hệ thống vũ khí laser, với cách sử dụng không khác nhiều lắm so với việc chơi game, bắn một tia laser công suất 30 kilowatt vào mục tiêu trên một khoảng cách vài dặm. Không như tên lửa thông thường hoặc đạn, tia laser cần một nguồn điện từ máy phát, về cơ bản nó không bao giờ bị đánh chặn bởi các loại đạn được thông thường và không chệch hướng. Hoàn hảo cho việc xử lí một "bầy" tàu.

Hệ thống laser là vũ khí một lần, với chi phí khoảng 40 triệu đô cho mỗi lần bắn, nó không hề rẻ. Nhưng sau khi đã chứng minh rằng một vũ khí laser có thể làm việc trong điều kiện thực tế, Hải quân đang có kế hoạch xây dựng thêm về số lượng và quy mô các vũ khí laser. Trong tương lai vũ khí laser có thể được trang bị cho tất cả các tàu chiến ở tuyến đầu của hải quân Mỹ. Nếu điều đó xảy ra, "bầy" tàu chiến của lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran sẽ chỉ trở thành một phần "cuộc chơi" của hải quân Mỹ.

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news