Tin mới

Đi chăn gia súc vô tình chạm mặt quái thú đội nước 'thức dậy' giữa hồ

Thứ bảy, 15/08/2020, 17:04 (GMT+7)

Sau hơn 10.000 năm an nghỉ dưới lòng hồ Pechenelava-To, hóa thạch của quái thú thời Kỷ Băng Hà bỗng nổi lềnh bềnh trên mặt nước, đúng lúc người chăn gia súc đi ngang qua.

Một người đàn ông ở Siberia đã không khỏi hốt hoảng khi vô tình phát hiện hài cốt của "quái thú" thời Kỷ Băng Hà giữa lòng hồ, nơi mà hằng ngày anh ta vẫn thường chăn dắt bầy tuần lộc của mình ngang qua. Mọi thứ vẫn gần như còn nguyên vẹn với một chiếc đầu lâu, xương, lông xoăn... thậm chí cả phân và một ít thịt mềm của con vật chưa bị phân hủy hết.

Toàn cảnh "quái thú" Kỷ Băng Hà sau khi được trục vớt (ảnh internet)

Ngay lập tức, người đàn ông này đã báo cho đội khảo cổ học địa phương mà đại diện là Tiến sĩ Pavel Kosintsev từ Viện Sinh thái Động thực vật Chi nhánh Urals (Nga). Tiến sĩ đã có những lý giải cho việc xuất hiện của con "quái thú" và những chi tiết vẫn còn nguyên vẹn đến khó tin. Hóa ra, điều này xảy ra một phần do mực nước xuống thấp của hồ Pechenelava-To.

>> Xem thêm: Rùng mình màn khai quật nghĩa địa tập thể thời Trung Cổ, với cách chôn cất đặc biệt

Các chuyên gia phải khuân từng bộ phận của con vật (ảnh internet)

Để phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên sâu, nhóm khoa học đã tiến hành dựng một "pháo đài" gỗ xung quanh con vật, sau đó dùng máy bơm bể phối để hút nước trong lòng "pháo đài". Kết quả, họ thu được bộ xương có độ nguyên vẹn lên tới 90%, thậm chí còn có 2 mảnh da lớn, một phần của bộ lông dày như len và cả một mẩu phân nhỏ.

>> Xem thêm: Sống gần hết đời cụ ông thú nhận bị người ngoài hành tinh tán tỉnh đến nỗi có tới 60 đứa con

Đáng kinh ngạc, một phần cột sống của con vật vẫn còn bảo lưu được dây chằng như thể nó chỉ mới  ra đi cách đây không lâu.

Hộp sọ và một số bộ phận khác (ảnh internet)

Trong lần phát hiện này, rất may mắn họ đã tìm thấy  các phần mô, lông và phân của "quái thú". Đây là dấu hiệu giá trị đối với các nhà cổ sinh vật học, vì có thể giúp tìm kiếm những thông tin mà bản thân bộ xương không thể cung cấp. Ngoài ra, chúng còn có thể được sử dụng để cung cấp ADN đủ tốt cho tham vọng "tái sinh" ma mút của con người.

Bàn chân vẫn còn một ít da và dây chẳng chưa bị phân hủy (ảnh internet)

Công lớn của phát hiện này thuộc về người đàn ông chăn tuần lộc - ông Konstantin "Kostya" Tadibe,  nên hóa thạch được gọi là ma mút Tadibe theo tên của người đã tìm ra nó. Kết luận ban đầu của các chuyên gia xác định con vật là giống đực, khoảng 15 tuổi và cao khoảng 2-2,5m. Ước tính hóa thạch có tuổi đời lên tới 10.000 năm.

>> Xem thêm: Nhờ giỏi toán người đàn ông trúng số tới 14 lần, khó ngờ nhất là 'canh bạc' cuối đời

Họ hàng của voi ma mút Kỷ Băng Hà chính là voi châu Á (ảnh internet)

Được biết, trong thế giới Kỷ Băng Hà voi ma mút lông xoăn, còn được gọi là ma mút lãnh nguyên hay ma mút lông cừu. Loại vật này thường có kích thước lớn và có bộ lông dày ấn tượng. Nó đã bị tuyệt chủng trong quá khứ do Trái đất nóng lên và ở thời điểm hiện tại, họ hàng gần gũi nhất của loài này là voi châu Á.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news