Từ Hi Thái hậu là nhân vật quyền lực trong chính quyền cuối nhà Thanh. Nhưng sau khi nắm quyền, bà tập trung sử dụng quyền lực để phục vụ thú vui cá nhân chứ không phải chấn hưng đất nước. Và thời điểm đó, trong khi quân đội cần tiền để duy trì thì Từ Hi vẫn dám dùng quân lương để mừng sinh nhật lần thứ 60 của mình.
Hành vi của Từ Hi khiến quần thần và dân chúng thời bấy giờ phẫn nộ. Trên thực tế, bà còn để lại bản di chúc với 3 điều khoản trước khi hấp hối. Người thời nay đánh giá đó là điều đáng xấu hổ, cho thấy sự vô liêm sỉ của người phụ nữ này.
Điều khoản đầu tiên trong di chúc đầu tiên của Từ Hi là lập Phổ Nghi lên làm hoàng đế. Phổ Nghi khi ấy mới là một đứa trẻ 3 tuổi trong khi triều đại nhà Thanh đã ở trong tình trạng bấp bênh. Hành động của Từ Hi bộc lộ tham vọng lớn. Phổ Nghi chỉ là một đứa trẻ 3 tuổi, so với Hoàng đế Quang Tự 30 tuổi tất nhiên dễ thao túng hơn. Vì vậy, dẫu biết bản thân bị bệnh nan y, bà vẫn cố đoạt lấy quyền lực trong vô vọng.
Nội dung thứ hai bản di chúc chính là phụ nữ không được tham gia chính trị. Từ Hi Thái hậu kiểm soát quyền lực nhà Thanh với tư cách là phụ nữ, nhưng di chúc của bà lại nhấn mạnh nữ nhân không được can chính. Có thể nói, điều khoản này là vô cùng trơ trẽn.
Nội dung thứ 3 trong bản di chúc của Từ Hi chính là nghiêm cấm hoạn quan nắm quyền. Dưới sự sủng ái của Từ Hi, Lý Liên Anh là một thái giám, đồng thời nắm quyền lực rất lớn. Hơn nữa, thời bấy giờ, Từ Hi, Lý Liên Anh, An Đức Hải đều là những nhân vật lớn có thể ảnh hưởng đến nhà Thanh. Ấy vậy mà khi hấp hối, Từ Hi lại đặt ra lệnh cấm này. Đây chẳng phải là hành động "tự vả" của thái hậu?