Câu chuyện xảy ra từ năm 1957 tại một ngôi làng ở huyện Hoa, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ông lão có tên Yên Tư Nghĩa đi làm ruộng như mọi ngày thì phát hiện có đồ vật rất lạ trong lớp đất. Lấy lên món đồ này có màu xám đen và hình thù kỳ lạ. Sau khi rửa sạch lớp bùn, ông Nghĩa nhận ra đây là một cái hũ làm bằng gốm có hình con chim.
Chỉ nghĩ rằng đây là hũ gốm bình thường nên ông nông dân mang chiếc bát về làm đồ đựng thức ăn cho gà. Thế nhưng ông không hề hay biết món đồ thực chất lại vô cùng quý hiếm, nó không hề tầm thường mà chính là di vật văn hóa hạng nhất.
Sau 1 năm nhặt được hũ gốm, nhóm chuyên gia khảo cổ đã phát hiện ra di chỉ Văn hóa Yangshao (Văn hóa Ngưỡng Thiều) tại thôn Tuyền Hộ cũng thuộc huyện Hoa ở gần đó. Lời đồn đại vang xa khiến ông lão nhớ lại câu chuyện của chính mình nên quyết định tìm đến làng Tuyền Hộ, nơi có các nhà khảo cổ để nhờ chuyên gia xem hộ chiếc hũ gốm.
Tại đây ông Nghĩa thuật lại câu chuyện của mình cũng như cách ông sử dụng với các nhà khảo cổ. Sau thời gian kiểm tra kỹ lưỡng, các nhà khảo cổ nhận định đây là Đào Ưng Đỉnh - bảo vật thuộc thời kỳ đồ đá mới.
Được biết Đào Ưng Đỉnh có kích thước 35,8 cm với đường kính 23,3 cm. Nó có vẻ ngoài giống như đại bàng với miệng cong về phía trước, đôi mắt sắc. Trên lưng đại bàng có một chỗ lõm xuống, có thể dùng để đựng vật dụng. Phần đuôi và móng vuốt song song với mặt bàn giúp vật dụng đứng chắc chắn và không bị lung lay.
Với thiết kế tinh xảo cùng kết cấu tỉ mỉ, món đồ này cho thấy sự phát triển đáng kinh ngạc của nghề gốm xưa. Các nhà khảo cổ cho rằng vào thời kỳ đồ đá mới, con người đã sử dụng hình ảnh động vật để làm hình cho các đồ gốm. Và chiếc bình gốm trên là một ví dụ như thế.
Sau khi biết đây là một món bảo vật quý giá, ông Nghĩa đã vô cùng ngạc nhiên và trao trả lại cho đội khảo cổ. Nhờ sự tình cờ năm nào mà di vật này đã được nhiều người biết đến. Hiện tại nó đang được bảo tồn ở Bảo tàng quốc gia Trung Quốc.
Ảnh: Tổng hợp